Thời đại bùng nổ thông tin trên Facebook, Zalo... Đảng viên nên làm gì
06/11/2018 11:10:00 SA
3739 lượt xem
In Đọc bài

 

 

Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ, thời đại mà báo giấy đang ít dần quan tâm của độc giả, thay vào đó là sự bùng nổ thông tin  từ những trang báo mạng, blog hay thậm chí là những dòng “status” trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Zalo... Đứng trước thực tế như vậy, một câu hỏi chẳng phải của riêng ai được đưa ra là: Người đảng viên nên làm gì để có thể ngăn chặn được thực trạng này? 

Từ thực trạng hiện nay...

Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ, thời đại mà báo giấy đang dần mất đi sự quan tâm của độc giả, thay vào đó là sự bùng nổ thông tin  từ những trang báo mạng, blog hay thậm chí là những dòng “status” trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Zalo... Có thể nói, trong thời đại hiện nay, việc tự do thông tin, tự do nói lên quan điểm cá nhân của mọi người cũng dễ dàng như việc thưởng thức một tách cà phê vậy, chính vì thế mà các nguồn thông tin trở nên đa dạng, đa chiều hơn. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích là giúp mọi người tiếp cận tin tức một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, thì một số bộ phận có ý đồ xấu lại lợi dụng điều này để tung ra những tin đồn không chính thống, sai lệch thực tế, mang tính chất tiêu cực, và kích động người dân nói chung và một số bộ phận đảng viên nói riêng quay lưng với Đảng, Nhà nước, tiếp tay vào các hoạt động tuyên truyền, phát tán nội dung xấu sai sự thật. Điều đáng sợ là, tiếng lành thì chẳng đồn xa trong khi tiếng xấu thì lại gợi lên cảm giác tò mò, muốn tìm hiểu, muốn đưa ra ý kiến cá nhân dễ dẫn đến mất đoàn kết, mất định hướng và nghiêm trọng hơn là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một số bộ phận đảng viên nói riêng và quần chúng nhân dân nói chung. Đứng trước thực tế như vậy, một câu hỏi chẳng phải của riêng ai được đưa ra là: Người đảng viên nên làm gì để có thể ngăn chặn được thực trạng này?

Hãy là người tiếp nhận thông tin thông thái
Chúng ta là con người có thể nghe được từ nhiều phía, nhiều chiều, tiếp nhận thông tin cũng vậy. Khi đón nhật một thông tin mới, chúng ta cũng nên tiếp nhận theo nhiều chiều, khách quan kết hợp với tổng hợp, phân tích dựa trên các nguồn đưa thông tin để đưa ra kết luận cuối cùng cho nhận thức của bản thân. Đương nhiên, việc đưa ra kết luận cuối cùng còn cần chúng ta phải kết hợp đôi tai lắng nghe với một cái đầu phân tích, cùng một trái tim thấu hiểu, luôn giữ vững lập trường, quan điểm, không dễ dàng bị lung lay, kích động bởi các phần tử xấu trong xã hội. Tuy nhiên, nếu như đối với thông tin nào cũng phải phân tích như vậy thì dường như việc tiếp nhận thông tin lại trở nên quá nặng nề, mệt mỏi. Chính vì thế mà một phương pháp dễ dàng hơn được đưa ra, đó chính lã hãy tìm cho bản thân một vài nguồn cung cấp thông tin có thể tin tưởng được như những trang tin điện tử có xuất bản từ báo in, báo mạng, trang đã được kiểm duyệt hoặc của cơ quan nhà nước để có được một thông tin chính xác.

Đừng im lặng

Là đảng viên, chúng ta mang trong mình trách nhiệm lan tỏa và kết nối cộng đồng. Trong thời đại công nghệ số, chỉ với một bấm chuột đơn giản, ai cũng có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân của mình về một vấn đề nào đó. Những cá nhân, tổ chức có ý đồ xấu đã lợi dụng việc tự do ngôn luận này để phát tán những nội dung xấu. Điều này rất dễ nhận thấy khi trên Facebook xuất hiện nhan nhản những bài viết chia sẻ về những đầu báo, trang veb mang mục đích chống đối, kèm theo những dòng suy nghĩ của người chia sẻ mà chủ yếu là  bày tỏ bất mãn với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vậy nên tại sao những người đảng viên chúng ta không áp dụng tương tự những thao tác đó, để nói lên suy nghĩ, lập trường của bản thân, củng cố cho quan điểm của Đảng và Nhà nước, lan tỏa chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước đến cộng đồng? Nếu mỗi người đều chia sẽ những thông tin tốt, những thông tin chính xác và lạc quan, tin tưởng rằng những thông tin này sẽ lấn át được những tin đồn thất thiệt, nhảm nhí, góp phần định hướng dư luận, nhận thức cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là định hướng tư tưởng cho giới trẻ, những mầm non tương lai của đất nước.

Nhìn ra nước bạn – tin tưởng vào các cơ quan chức năng

Trên thế giới, có không ít quốc gia quản lý chặt chẽ về việc truyền tải nội dung trên trang mạng cũng như nhật báo. Ví dụ như Myanmar, chính quyền sở hữu tất cả nhật báo và chương trình phát thanh, cùng với ba kênh truyền hình. Các phương tiện truyền thông không dám nhắc tới hay làm báo cáo độc lập về những ý kiến chống chính phủ. Số ít chủ sở hữu các ấn phẩm tư nhân phải gửi nội dung cho Hội đồng Giám sát Báo chí phê duyệt trước khi công bố; việc trì hoãn kiểm duyệt đồng nghĩa với việc sẽ không có ai xuất bản theo lẽ thường. Vào năm 2005, chính quyền đã tiến hành kiểm soát Bagan Cybertech, nhà cung cấp dịch vụ internet và truyền hình vệ tinh chính ở Myanmar. Người dân bị bắt vì nghe đài BBC hay Đài Á châu Tự do nơi công cộng. Hay nước bạn Cuba. Hiến pháp Cuba trao cho Đảng Cộng sản quyền kiểm soát báo chí; nhìn nhận “tự do ngôn luận và tự do báo chí phải phù hợp các mục tiêu xã hội chủ nghĩa”. Chính quyền sở hữu và kiểm soát mọi cơ quan truyền thông và hạn chế truy cập Internet. Bốn kênh truyền hình, hai cơ quan báo chí, hàng chục đài phát thanh, ít nhất bốn trang web đưa tin và ba tờ báo chính thể hiện quan điểm của Đảng cộng sản Cu Ba và các tổ chức đoàn thể khác dưới sự kiểm soát của chính phủ. Ngay nước bên cạnh chúng ta là Trung Quốc, Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu cho các luật về kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet. Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện công tác kiểm duyệt, lọc thông tin thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Trên thực tế, có thể được kiểm chứng bằng hiện tượng một số trang web hoàn toàn hoặc ở nhiều thời điểm không thể truy cập được. Mặt khác, với sự hợp tác chủ động của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trong khu vực châu Á (như Goole) nhằm chỉ cho phép tiếp cận những thông tin mà chính phủ Trung Quốc cho là tốt đẹp. Những tin tức có nguồn gốc nước ngoài, đặc biệt là những trang có diễn đàn, phát hiện bất kỳ trang nào là có thể bỏ tù người quản trị. Cụ thể những biện pháp áp dụng như sau: Kiểm duyệt tự động các trang web, giám sát và tuyên truyền, tổ chức kiểm duyệt hàng tháng, hỗ trợ kỹ thuật của các công ty nước ngoài đối với việc kiểm soát, người dân phải khai tên thật khi dùng mạng và phát biểu trên mạng, nhà nước kiểm soát Web ngoại quốc.

Nói tóm lại, trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại, chúng ta những đảng viên phải giữ vững tư tưởng lập trường vững vàng. Có niềm tin tuyệt đối vào chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước. Không ngừng lên tiếng, đóng góp xây dựng Đảng vững mạnh.

Theo tạp chí xây dựng đảng

Thư viện ảnh

      

Thư viện Video

Liên kết