Sáng ngày 06/04/2022, UBND huyện đã tổ chức Hội nghị triển khai quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 và xin ý kiến dự thảo Đề án chuyển đổi số huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2022 - 2025 định hướng đến năm 2030. Dự và chỉ đạo có đồng chí Lê Trọng Khang - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Các thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp huyện và Chủ tịch UBND cac xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Toàn cảnh hội nghị triển khai quy chế hoạt động BCĐ, kế hoạch chuyển đổi số năm 2022
Tại hội nghị đồng chí Trịnh Thế Bình – Trưởng phòng văn hóa và Thông tin huyện, cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số của huyện đã thông qua quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 và xin ý kiến dự thảo Đề án chuyển đổi số huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Chuyển đổi số trước tiên là thay đổi thể chế, chuyển đổi về nhận thức, từ đó thay đổi cách làm và sử dụng công nghệ số để thực thi, đạt mục đích. Do đó, phạm vi của Đề án Chuyển đổi số không chỉ triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án liên quan đến CNTT, phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng và ứng dụng thông minh, mà còn triển khai các nhiệm vụ quan trọng khác như: kiến tạo thể chế, đổi mới khu vực công, cải cách quy trình; chuyển đổi nhận thức trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân; đào tạo kỹ năng số, phát triển nhân lực số. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Trong giai đoạn đến 2021-2025, sẽ là giai đoạn tăng tốc với những hành động triển khai cụ thể để phát triển chuyển đổi số dựa trên các nhiệm vụ trọng yếu như: Phát triển nền móng cho chuyển đổi số bao gồm: Chuyển đổi về nhận thức; Kiến tạo về thể chế, chính sách; Phát triển hạ tầng số; Phát triển nền tảng số; Bảo đảm an toàn thông tin. Chuyển đổi số là chuyển đổi về mọi mặt kinh tế - xã hội trên cơ sở tập hợp, phát huy sức mạnh của toàn xã hội. Cần phát triển nền móng cho chuyển đổi số, phát triển đồng bộ cả ba trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới vào năm 2030.
Tại hội nghị các đại biểu về dự đã có nhiều ý kiến phát biểu nêu lên những thuận lợi cũng như ý nghĩa thiết thực từ việc triển khai thực hiện chuyển đổi số, dự án liên quan đến công nghệ thông tin. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc triển khai thực hiện đề án chuyển đổi số ở các xã còn nhiều khó khăn; nhận thức chuyển đổi số hầu hết ở bộ phận người dân còn nhiều bất cập, trình độ thấp. Do đó, Ban chỉ đạo cần có những định hướng, giải pháp tổ chức tập huấn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp xã để có những gải pháp tuyên truyền cho phù hợp và triển khai thực hiện đạt được hiệu quả của Đề án.
Phát biểu kết luận tại hội nghị đồng chí Lê Trọng Khang - Phó Bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Ngay sau hội nghị đề nghị các ban, ngành đoàn của huyện, các xã, thị trấn cần triển khai thực hiện nghiêm túc việc thực hiện Đề án chuyển đổi số. Xác định rõ các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, giải pháp tổ chức thực hiện. Xem việc chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng. Ban chỉ đạo của Đề án chuyển đổi số của huyện cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo; lãnh đạo các xã, thị trấn cần xây dựng kế hoạch hoạt động về chuyển đổi số chi tiết, cụ thể theo từng lĩnh vực và triển khai thực hiện như thế nào sao cho sát và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình.
Hồng Mỷ
CÁC TIN KHÁC