• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
 

Thư viện hình ảnh

Lượt truy cập

Người thổi hồn, gìn giữ và phát huy dệt thổ cẩm dân tộc Mông

Ngày xuất bản: 14/03/2023 9:44:00 SA
Lượt đọc: 2768

 Từ lâu nghề thêu thổ cẩm truyền thống ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đã không chỉ mang lại thu nhập cho chị em phụ nữ đồng bào dân tộc Mông mà còn góp phần quan trọng giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghề thêu truyền thống của đồng bào. Trong đó, mô hình tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm do chị Vừ Thị Vang dân tộc Mông xã Hồ Bốn làm chủ là một trong những mô hình tiêu biểu. Sản phẩm của tổ hợp tác đã và đang được đưa tới thị trường nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

 

Chị em phụ nữ tổ hợp tác say xưa thêu dệt thổ cẩm

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên chị Vang  luôn ấp ủ suy nghĩ phải thoát nghèo. Nhận thấy từ thực tế và nhu cầu sử dụng các mặt hàng dệt thổ cẩm tại địa phương được nhiều du khách ưa chuộng. Theo đó, chị Vừ Thị Vang đã mạnh dạn, khởi nghiệp và thành lập tổ hợp tác dệt may thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình như: Trồng lanh, dệt vải, vẽ sáp ong, nhuộm tràm… tạo ra các mặt hàng thổ cẩm truyền thống để bán ra thị trường, nhằm tạo việc làm cho phụ nữ trên địa bàn có nguồn thu nhập ổn định và làm chủ kinh tế cho gia đình.

Tâm huyết với thổ cẩm và mong muốn lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, khi mới thành lập Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm xã Hồ Bốn do chị Vang làm chủ có 3 thành viên, đến nay đã có 25  thành viên, thu nhập bình quân từ 2 - 3 triệu đồng/thành viên/tháng. Ngoài ra, Tổ hợp tác còn tạo việc làm và tăng thu nhập cho chị em hội viên tham gia theo thời vụ và lúc nông nhàn. Chị Vừ Thị Vang tổ trưởng tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm bản Trống Là, xã Hồ Bốn chia sẻ. “Đối với tổ hợp tác của mình chủ yếu là dệt vải lanh, vẽ sáp ong, quay sợi và thêu dệt các sản phẩm thổ truyền thống của dân tộc mình để xuất bán cho bạn bè trong và ngoài nước. Từ các sản phẩm mình làm ra đã giúp cho đình có nguồn thu ổn định hơn”.

Để tạo ra những sản phẩm thổ cẩm hay bộ trang phục độc đáo mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc chị Vang phải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ Mông như trồng lanh, xe sợi, in sáp, nhuộm chàm và thêu thùa. Họa tiết hoa văn trên nền trang phục chủ yếu là các hoa văn hình học như khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi mang tượng hình đời sống sinh hoạt của dân tộc mình… được làm thủ công và mất nhiều thời gian. Hiện, sản phẩm của tổ hợp tác dệt may thổ Cẩm của Chị Vang đã trở thành địa chỉ tin cậy, được nhiều du khách yêu thích, tin dùng và đã có mặt ở trong và ngoài nước như: Mỹ, Thái Lan và một huyện giáp ranh như Mộc Châu của tỉnh Sơn La, Sa Pa - Lào Cai;  Lai Châu và tỉnh Hà Giang. Doanh thu Tổ hợp tác của chị Vang mỗi năm cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng và Chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2023, chị đã xuất hơn 2 nghìn xải vải lanh và một số mặt hàng thổ ra nước Mỹ, Thái Lan và Sa Pa tiêu thụ, chị Vang thu về gần 100 triệu đồng. Chị Vừ Thị Vang tổ trưởng tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm bản Trống Là, xã Hồ Bốn cho biết thêm. “Là một thành viên tham gia vào tổ hợp tác dệt thêu thổ cẩm của chị Vang, bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong dệt thêu các sản phẩm thổ cẩm. Tôi mong muốn mình sẽ cố gắng nhiều để thành lập cho mình một xưởng may để tạo thu nhập ổn định hơn cho mình”.

 

Chị Vừ Thị Vang cùng chị em chuẩn bị đóng gói các sản phẩm thổ cẩm gửi khách hàng

Không chỉ sản xuất các mặt hàng để bán, Chị Vang còn cung cấp giống hạt lanh để các thành viên trong tổ và người dân trên địa bàn xã trồng để làm thành sản phẩm và đem cho hợp tác xã của chị Vang thu mua. Bên cạnh việc thực hiện dệt may thổ cẩm, chị Vừ Thị Vang còn đầu tư trên 300 triệu đồng thực hiện mô hình trồng trên 600 cây mận máu,  hiện nay mô hình mận của chị  đã ra hoa và hứa hẹn một mùa bội thu cho năng xuất cao. Ngoài tích cực thêu dệt thổ cẩm ra chị Vang còn một hội viên phụ nữ luôn tích cực phát huy vai trò của hội viên nòng cốt, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Hội và địa phương phát động. Trao đổi với chị Khang Thị Sua – Chủ tịch Hội phụ xã Hồ Bốn cho biết. “Qua theo dõi, nắm tình hình bản thân tôi nhận thấy mô hình Tổ hợp tác dệt thêu thổ cẩm của chị Vừ Thị Vang cũng rất là hiệu quả. Theo đó, trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế để chị em trên địa bàn học tập và noi theo”.

Trước đây, các sản phẩm thổ cẩm của người Mông chỉ phục vụ nhu cầu trong gia đình, các nghi lễ. Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm đã trở thành hàng hóa, được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là lượng khách du lịch đến với vùng đồng bào dân tộc ngày càng đông, sản phẩm dệt ngày càng phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã … với nhiều màu sắc đẹp mắt. Các sản phẩm thổ cẩm từ tổ hợp tác của Chị Vang đã có mặt tại hầu hết các địa phương trong và ngoài vùng để phục vụ khách du lịch. Theo đó, để tiếp tục phát huy hiệu quả của tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm truyền thống và các mô hình phát triển kinh tế gia đình do phụ nữ làm chủ. Trong thời gian tới, cấp ủy chính quyền xã Hồ Bốn sẽ tiếp tục vận động các chị em phụ nữ trong xã tham gia vào tổ thêu thổ cẩm truyền thống, vừa có thêm thu nhập vừa gìn giữ được nghề truyền thống. Đồng thời, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả để giúp phụ nữ tự tin khởi nghiệp.

 

Chị Vừ Thị Vang hướng dẫn chị em dệt vải lanh

Với những kỹ thuật trong cách vẽ sáp ong, thêu hoa văn của người phụ nữ Mông ở xã Hồ Bốn nói riêng và chị em phụ nữ các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung đã cho thấy sự tài hoa, con mắt thẩm mỹ, tính sáng tạo từ những đôi bàn tay lao động cần mẫn. Đó cũng chính là nét làm nên thương hiệu dệt thổ cẩm truyền thống để những sản phẩm có cơ hội được “xuất ngoại”, góp phần nâng cao đời sống từ chính nghề truyền thống của đồng bào trên mảnh đất vùng cao Mù Cang Chải./.

Hồng Mỷ 

CÁC TIN KHÁC

  • Xã Khao Mang tổ chức hội thi truyền thông Dự án 8 về thay đổi “Nếp nghĩ, cách làm”
  • UBND huyện tổ chức hội tập huấn hướng dẫn quy trình soạn thảo, trình,xử lý, phát hành văn bản theo hình thức điện tử bằng hệ thống phần mềm quản lý văn bản VOFFICE cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện
  • Phụ nữ huyện Mù Cang Chải tập huấn trang bị kiến thức về bình đẳng giới cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng năm 2024
  • Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải: Hội nghị đối thoại của Chủ tịch UBND huyện về công tác giải phóng mặt bằng thực hiện Đề án xây dựng khu đô thị mới tại thị trấn Mù Cang Chải
  • Dế Xu Phình triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh năm 2024 – 2025.
  • Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính, tài sản công cho các đơn vị trường trên địa bàn huyện.
  • Sở Tài chính Yên Bái hội nghị trực tuyến đánh giá công tác tài chính, ngân sách 10 tháng, phương hướng nhiệm vụ công tác các tháng cuối năm 2024
  • Hiệu quả từ Hội thi truyền thông về thực hiện Chương trình Dự án 8 ở xã Hồ Bốn
  • Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện tập trung tuyên truyền các nội dung Chương trình Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp thực hiện công trình chào mừng Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội, Đại biểu toàn Quốc lần thứ XIV của Đảng.
  • 61-70 of 4437<  ...  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  ...  >

    Bản đồ huyện Mù Cang Chải

    Thư viện Video

    chương trình phát thanh 02.12.2024

    chương trình phát thanh 01.12.2024

    Mù Cang Chải Ngày Mới