Để tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên trong các phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, đưa các cây con giống mới cho năng suất cao vào sản xuất tạo thu nhập cho gia đình và nhân rộng đến quần chúng Nhân dân. Thời gian quan đã nhiều cán bộ, đảng viên của xã Púng Luông đã mạnh dạn trồng và phát triển nhiều diện tích sâm Ngọc Linh và thất diệp nhất chi hoa trong đó nổi lên như anh Lù A Chu Chủ tịch MTTQ xã Púng Luông đã mạnh dạn trồng và phát triển trên 2 nghìn gốc sâm Ngọc Linh và hàng trăm gốc thất diệp nhất chi hoa.
Anh Lù A Chu - Bản Mý Háng Tủa Chử xã Púng Luông đang kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển sâm ngọc linh tại vườn sâm của gia đình.
Với vai trò là Chủ tịch MTTQ và là 1 cán bộ trẻ năng động sáng tạo trong công việc. Những năm vừa qua ngoài việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong hệ thống chính trị, anh Lù A Chu còn tích cực tham gia trồng và phát triển một số loại cây dược liệu quý như Thất diệp nhất chi hoa, sâm Ngọc Linh với mong muốn tạo nguồn thu cho gia đình và từ đó nhân rộng mô hình đến người dân của bản làng, tạo thêm nguồn thu cho Nhân dân phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo bền vững. “Sau khi thử nghiệm thành công sẽ tiếp tục mở rộng mô hình và truyền lại kinh nghiệm cho người dân để không chỉ gia đình mà nhiều người dân hơn nữa tham gia phát triển tạo thêm nguồn thu” Anh Lù A Chu - Bản Mý Háng Tủa Chủ xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải tâm sự.
Những cây sâm Ngọc Linh của anh Lù A Chu được trồng trong các bầu và đang phát triển.
Để trồng và phát triển loại dược liệu quý này trước đây anh Chu đã không ngừng tham gia học tập kinh nghiệm, nghiên cứu từng loại cây cụ thể và đã trồng thử nghiệm thành công. Mặc dù hiện nay do số vốn còn ít nên mới chỉ có trên 2 nghìn gốc sâm Ngọc Linh và hàng trăm cây Thất diệp nhất chi hoa từ 10 đến 20 năm tuổi nhưng qua trồng thử anh đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trồng dược liệu trên đất dốc và chủ động trồng cây vào các bầu nên đã giảm thiểu được công chăm sóc cho cây. “Nếu lên luống trực tiếp trên đất cũng tốt nhưng do số lượng còn ít và muốn quản lý tốt số lượng cây cũng như tạo điều kiện giảm số công chăm sóc nên tôi phải trồng vào bầu, khi cây sâm được từ 4 – 5 năm tuổi mới tiếp tục chuyển vào môi trường tự nhiên để cây phát triển tốt hơn”. Anh Lù A Chu - bản Mý Háng Tủa Chử xã Púng Luông huyện Mù Cang Chải cho biết.
Được biết, quy trình trồng và chăm sóc sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu quý tuy còn đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, thời gian đợi thu hoạch kéo dài, người trồng cần kiên nhẫn và có kỹ thuật chăm sóc tốt trong nhiều năm nên cũng là một cái khó với người dân bản địa cũng như anh Chu. Song, với sự cầu thị, ham học hỏi của người dân nơi đây và hơn hết là đã được trồng thử nghiệm thành công, nguồn giống cũng được sản xuất tại chỗ nên việc phát triển, nhân rộng mô hình trồng sâm sẽ không làm khó được những người dân có ý chí vươn lên ở nơi đây. “Sau thời gian trồng thử nghiệm sâm tooi thấy cây sâm khá phù hợp với thực tế địa phương nên sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình và ngoài sâm Ngọc Linh gia đình còn trồng thêm cây thất diệp nhất chi hoa có cây tuổi thọ đã trên 20 năm”. anh Lù A Chu – bản Mý Háng Tủa Chử, xã Púng Luông huyện Mù Cang Chải nói.
Hàng trăm cây thất diệp nhất chi hoa có tuổi đời ngoài 20 năm đang phát triển và ra hoa.
Từ việc trồng thử nghiệm thành công các loại sâm quý của anh Chu, hiện nay đã có nhiều hộ dân trên địa bàn xã làm theo và trồng với số lượng lớn với mong muốn đây sẽ trở thành cây cho hiệu quả kinh tế cao, từ đó giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững trong tương lai. Đặc biệt là địa phương đã xác định được lợi thế về cây sâm trên địa bàn, cộng thêm khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi nên đã tham mưu với huyện Mù Cang Chải xây dựng đề án phát triển dược liệu cho địa phương trong tương lai. Hiện nay xã Púng Luông đã có trên 3ha cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, Tam thất, Thất diệp nhất chi hoa…. “Hiện nay xã Púng Luông có 5 hộ trồng với diện tích từ nhở lẻ đến quy mô mô hình và có khoảng trên 3 ha, xã cũng xem đây là hướng phát triển mới cho người dân và tiếp tục vận động nhân dân mở rộng diện tích để tạo thu nhập cho người dân. Cùng với đó cho một số người dân tham gia học tập kinh nghiệm để có thêm kiến thức trồng chăm sóc tạo nguồn thu cho người dân, từ đó giúp người dân phát triển kinh tế trên địa bàn xã”. Anh Lý A Tủa - Phó Bí thư Đảng ủy xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải cho biết.
Anh Lý A Tủa – Phó Bí thư Đảng ủy xã Púng Luông cùng anh Lù A Chu kiểm tra hoa và sự sinh trưởng của cấy thất diệp nhất chi hoa tại gia đình anh Chu.
Xác định lợi thế, tiềm năng của địa phương hiện nay anh Chu cũng như cấp ủy chính quyền địa phương đang tập trung nhân rộng mô hình sâm Ngọc Linh cùng nhiều loài dược liệu quý khác, góp phần vào công tác gìn giữ nguồn gien quý hiếm này. Cùng với đó tạo điều kiện cho người dân đến thăm quan học hỏi và nhân rộng mô hình, từng bước thây thế giống cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang giống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, góc phần vào công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương trong thời gian tới.
A Lù
CÁC TIN KHÁC