Càng khó khăn, thử thách thì sẽ càng trưởng thành hơn, kinh nghiệm hơn, phải là làm sao hấp thụ được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển du lịch, phát triển vùng đồng bào dân tộc miền núi; gắn với nâng cao kiến thức, tìm tòi sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới không tự ty, không cam chịu đói nghèo; tiếp cận cái mới, cách làm sáng tạo và có khát vọng phát triển đó là câu nói của anh Hờ A Dì bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải về hướng phát triển du lịch tại địa phương.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất có nhiều tiềm năng lợi thế về phát triển du lịch, anh Hờ A Dì bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải không giống những chàng người Mông khác phải đi làm việc tại các Công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mà anh đã có hướng đi mới cho riêng minh là khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương bằng sức trẻ của mình. Từ suy nghĩ đó, anh đã quyết định bàn với gia đình xây dựng mô hình du lịch “Homestay” mang đậm những nét văn hóa của dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải.
Khu nhà Du lịch của Hờ A Dì bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn
Với quyết tâm không cam chịu cảnh đói nghèo, khát vọng vươn lên thoát nghèo. Sau nhiều chăn trở suy nghĩ và tìm tòi học hỏi trên các trang mạng xã hội, cũng như những mô hình phát triển du lịch tiêu biểu của huyện và các chính sách hộ trợ của Nhà nước về phát triển du lịch. Hơn thế nữa, qua nắm được chủ trương của huyện cũng như của tỉnh là xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện dụ lịch vào năm 2025 và là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”. Anh đã tận dụng cơ hội này để vận động gia đình cùng xây dựng mô hình Homestay. Để đạt được ước mơ đó, anh đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách và vay thêm anh em, cùng vốn tự có của gia đình để làm Homestay. Anh vừa làm, vừa nghiên cứu, tìm hiểu trên các trạng mạng xã hội theo nhu cầu của khách. Chính vì thế những căn phòng của anh luôn gắn với các giá trị bản sắc văn hóa của người Mông, các vật dụng, đồ trang trí trong căn nhà, tạo ra cho du khách một không gian đậm nét bản sắc văn hóa của dân tộc Mông.
Các tiết mục văn nghệ phục vụ khách Du lịch tại các nhà nghỉ của anh Hờ A Dì
Hiện nay, anh Hờ A Dì đã có tổng số 7 phòng nghỉ; mỗi phòng ở được 3 người, trung bình mỗi năm gia đình đón trên 500 lượt khách và chủ yếu là khách nước ngoài. Để thuận tiện cho việc giao tiếp với khách, anh đã học thêm tiếng Anh vừa giao tiếp vừa phục vụ công việc, vừa nâng cao trình độ bản thân.
Anh Hờ A Dì bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải cho biết: "Càng khó khăn, thử thách thì sẽ càng trưởng thành hơn, kinh nghiệm hơn, phải là làm sao hấp thụ được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển du lịch, phát triển vùng đồng bào dân tộc miền núi. Gắn với nâng cao kiến thức, tìm tòi sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới không tự ty, không cam chịu đói nghèo, tiếp cận cái mới, cách làm sáng tạo và có khát vọng phát triển Với những lợi thế về thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống đồng bào Mông đa dạng, độc đáo, những năm qua, bản thân đã tích cực khai thác và phát triển dịch vụ homestay, trải nghiệm gắn với ruông bậc thang. Bước đầu loại hình du lịch này cho thấy sức hấp dẫn đối với du khách và ngày càng được nhiều cá nhân quan tâm. Góp phần tạo ra hướng mở về khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế bền vững cho gia đình. Đồng thời, tôi thường xuyên tuyên truyền cho người dân, nhất là các hộ gia đình có ruộng bậc thang đẹp cần nâng cao ý thức bảo vệ và tôn tạo cảnh quang cho du khách tham quan và chụp ảnh. Cùng với đó cùng bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông".
Khi Du khách khi đến với “Homestay” ngoài việc sinh hoạt tập thể, còn được trải nghiệm cuộc sống thường ngày của người dân bản địa như: Đi cày, bừa, cấy lúa, bắt cá ruộng, gặt lúa; học một số nhạc cụ truyền thống như khèn, sáo… và tự tay làm những món ăn của người dân tộc Mông, đi tham quan những ruộng thửa lúa bậc thang; chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa nước đổ của đồi Mâm xôi to, đồi Mâm xôi nhỏ tại địa phương. Từ việc phát triển du lịch, chỉ tính riêng trong năm 2023, gia đình anh thu nhập được trên 100 triệu đồng và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 đến 7 lao động là con cháu trong gia đình, xây dựng 4 mô hình phát triển du lịch. Ngoài việc phát triển du lịch ra, anh Hờ A Dì còn có mô hình trang trại nuôi dê, trồng cây ăn quả cho thu nhập hàng trăm triệu đồng trên một năm. Bên cạnh đó, anh còn thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu; tham gia phòng, chống cháy rừng-bảo vệ rừng; làm mới, tu sửa đường giao thông nông thôn; nạo vét kênh mương nội đồng... ; tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân giúp các gia đình bị thiên tai ổn định cuộc sống, ăn ở hợp vệ sinh.
Là người càng khó khăn, thử thách thì sẽ càng trưởng thành hơn, kinh nghiệm hơn, phải là làm sao hấp thụ được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển du lịch, phát triển vùng đồng bào dân tộc miền núi gắn với nâng cao kiến thức; tìm tòi sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới không tự ty, không cam chịu đói nghèo; tiếp cận cái mới, cách làm sáng tạo và có khát vọng phát triển của anh Hờ A Dì bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải thật sự xứng đáng tấm gương sáng cho Nhân dân xã La Pán Tẩn nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung học tập và làm theo. Nhất là thế hệ trẻ để cùng khai thác các lợi thế, tiềm năng của huyện, nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương./.
A Cớ
CÁC TIN KHÁC