Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho phụ nữ Việt
Nhớ những lần gặp Bác
Một hôm, chị Như Quỳnh và tôi được cử đến xin ý kiến Bác về tờ báo Tiếng gọi phụ nữ sắp xuất bản. Bác hỏi chúng tôi:
– Các cô có con chưa?
– Dạ chưa ạ!
– Thế các cô có biết quấn tã cho bé không?
Chúng tôi còn lúng túng chưa kịp trả lời, Bác bảo:
– Viết báo phụ nữ không thể cứ ngồi trong bốn bức tường rồi nghĩ ra viết điều này điều nọ, mà phải viết về những chuyện, những việc cụ thể, thiết thực trong đời sống hàng ngày của phụ nữ, của bà mẹ, của trẻ em.
(Trích lời kể bà Thanh Thủy – Phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam thời kỳ 1945-1946)
Cán bộ nữ phải tự học tập nâng cao trình độ
Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ I được tổ chức sau Đại hội Công đoàn toàn quốc và tôi được phân công là Trưởng ban Ban Tổ chức Đại hội. Bác đã đến cơ quan Phụ vận Trung ương để nghe báo cáo về tình hình chuẩn bị Đại hội. Bác dặn dò phải rút kinh nghiệm Đại hội Công đoàn để tổ chức mọi mặt cho tốt hơn nữa… Bác đã góp ý với Đoàn Phụ nữ Trung ương: Các cô phải nói lên được tinh thần yêu nước của phụ nữ các tầng lớp, nói lên công lao của phụ nữ nông dân cần cù lao động sản xuất sao huy động được nhiều hơn nữa sự đóng góp của phụ nữ cả nước cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Đi đôi với động viên, các cô phải chăm lo quyền lợi thiết thực cho phụ nữ. Chỉ có phụ nữ mới chăm lo được cho phụ nữ. Các chú ấy không lo được cho các cô đâu…
Từ khi hòa bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
(Trích lời kể bà Hà Thị Quế
Nguyên Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Bác Hồ đến
Đầu tháng Tư năm 1950, vào một buổi sáng đầu mùa Hè, ánh nắng pha sương mờ của rừng núi Việt Bắc đang lan tỏa trên mái nhà Hội trường Đại hội, tôi được biết: “Bác Hồ sẽ đến thăm Đại hội sáng nay”. Nghe tin lòng tôi bàng hoàng, mong chờ, hồi hộp.
Có còi tập hợp, các đoàn báo tin chị em đại biểu lên tập trung ở Hội trường chờ đón Bác… Độ một tiếng sau, Bác vào Hội trường ngồi vào bàn Chủ tịch đoàn, toàn Hội trường đứng dậy vỗ tay không ngớt, Bác giơ tay bảo: “Các cô ngồi xuống, nào bây giờ tất cả các cô muốn hỏi gì thì Bác trả lời.” Mọi người đương chuẩn bị thì Bác đã nói ngay: “Trước khi các cô hỏi, Bác hỏi: Lúc đón Bác ở cửa Hội trường có một số các cô tự vệ bồng súng gác ăn mặc rất đẹp, vậy Bác hỏi nếu máy bay Pháp đến bắn phá, các cô có biết bắn súng bắn máy bay không?” cả Hội trường cười ồ vì thực sự đây là những chị em khỏe mạnh được chọn ăn mặc chỉnh tề để có hình thức đón chào Bác cho long trọng. Bác cũng cười rồi nói: “Nào các cô hỏi Bác đi”. Chị em đua nhau giơ tay. Đoàn nào cũng có người hỏi tình hình trong nước, thế giới đến kinh nghiệm công tác phụ vận ở từng vùng. Riêng tôi chỉ còn nhớ nhất hai ý kiến trả lời của Bác. Ý kiến thứ nhất của một đại biểu hỏi Bác về công tác phụ vận rất khó khăn, có nơi không được cấp ủy quan tâm. Bác bảo: “Cán bộ phụ nữ phải có trán cao su kiên trì thuyết phục không sợ gian khổ, đi sâu đi sát quần chúng”. Ý kiến thứ hai, một đại biểu mạnh dạn hỏi Bác: “Thưa Bác, Bác có lấy vợ không ạ? Tiêu chuẩn bác gái như thế nào ạ?”. Cả Hội trường đều ngẩng nhìn về phía đồng chí Cẩm Thạch vừa hỏi Bác tỏ vẻ lo ngại. Nhưng Bác cười vang: “Cô nào hỏi đấy? Có chứ. Tiêu chuẩn thứ nhất là đẹp, thứ hai là phải tốt, nói thế chứ Bác thấy khó lắm”. Cả Hội trường lại cười vang…
(Trích lời kể của bà Nguyễn Thị Lan Anh,
nguyên Phó Tổng biên tập Báo Phụ nữ Việt
Ký ức về Bác
Trong khoảng thời gian từ năm 1951-1952, tôi còn được gặp Bác khá nhiều lần. Có lần tôi lên chơi nhà Bác ở rất cao, trèo lên các bậc thang chót vót. Tôi hay đem chuyện công tác của mình ra hỏi ý kiến Bác. Tôi kể Bác nghe: Có chị phụ nữ là cán bộ không chồng mà có con. Chị bị lên án, kỷ luật không được làm việc nữa, chị khóc ghê lắm, chúng tôi không biết làm thế nào. Bác nghe chuyện im lặng một lúc rồi nói: “Ở bên các nước Châu Âu thì chuyện đó là chuyện riêng, không có gì nhưng ở Việt
… Tôi có nhiều dịp được chứng kiến Bác tiếp các Đoàn đại biểu phụ nữ các nước anh em. Một lần, Bác tiếp Đoàn đại biểu phụ nữ Châu Phi. Chị em ăn mặc theo lối cầu kỳ. Trong câu chuyện của mình, Bác có hỏi: “Quần áo các cô may bằng vải gì?”. Các chị trả lời: “Thưa Bác, bằng vải của Pháp ạ!”. Bác hỏi: “Thế trong nước các cháu, công nghiệp dệt thế nào?”. “Cũng có ạ, nhưng vải không được đẹp thế này”.
Bác nói: “Đúng, vì đất nước các cô cũng như Việt
Khi tiễn Đoàn về, Bác tặng các chị mấy xấp vải của nhà máy dệt Nam Định. Bác giáo dục tinh thần dân tộc, tinh thần tự lực tự cường bằng cách nói chuyện như thế đó, không làm ai tự ái cả.
(Trích lời kể bà Nguyễn Thị Ngọc Khanh – nguyên cán bộ Phụ nữ Cứu quốc ở Việt Bắc, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Bác để lại cho phụ nữ muôn vàn tình thương yêu
Tháng Tư năm 1950, Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất họp để hợp nhất Đoàn Phụ nữ Cứu quốc vào Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tôi được cử trong Ban Tổ chức trực tiếp đón Bác đến dự Đại hội…
Sau Đại hội, tôi được Trung ương cử đi học lớp chính trị Mác – Lênin ở Trung Quốc. Trước khi đi, Bác đến thăm anh chị em, Bác ân cần căn dặn: “Trung ương cử các cô các chú đi học chứ không phải đi du học. Trước đây con nhà giàu thì họ đi du học nghĩa là vừa chơi vừa học, còn các cô các chú học là để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Bác thân mật kể cho chúng tôi nghe những mẩu chuyện về thời niên thiếu của Bác. Bác nói: “Chơi với bạn cũng là học, nhưng cần phải tỉnh táo đừng để bạn lợi dụng mình. Đối với nhân dân có những điều người ta chưa hiểu hoặc không thích thì không nên nói, không nên giải thích nhiều. Phải biết khiêm tốn học hỏi nhân dân thì nhân dân mới vui lòng làm theo đường lối, chính sách của Đảng”.
… Tôi sinh cháu được một tháng 24 ngày thì đúng vào dịp Bác đến thăm cơ quan phụ nữ Trung ương. Tất cả các chị em trong cơ quan đều xúm xít quanh Bác để hỏi thăm sức khỏe Bác. Đồng chí Thư ký của Bác nói nhỏ với chị Ái: Bác rất ít thì giờ, các chị chỉ nên nói chuyện vui. Nhân lúc Bác hỏi thăm sức khỏe chị em, chị Hoàng Thị Ái và chị Đinh Thị Cẩn báo cáo với Bác ở cơ quan có đồng chí Hảo và đồng chí Huê mới sinh hai cháu gái. Bác hoan hô hội viên tí hon rồi Bác hỏi ngay: “Mẹ con các cô ấy có khỏe không?”. Chị Cẩn nói:
– Thưa Bác, mẹ con đồng chí Huê còn yếu vì sinh cháu thiếu tháng.
Rồi chị Cẩn vẫy tay bảo tôi bế cháu ra. Nhìn cháu Bác hỏi ngay:
– Cô có sữa cho cháu bú không?
Tôi thưa:
– Thưa Bác có ạ!
Bác lại căn dặn phải giữ gìn sức khỏe để đủ sữa cho cháu bú… Những lời khuyên của Bác thật là đầm ấm, ruột thịt, tình cảm mà tôi thấy rất cần cho tôi lúc đó.
(Trích lời kể của bà Mỹ Hảo nguyên cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Bác là người đáng kính
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II họp năm 1951. Trong thời gian chờ đợi, tôi làm việc tại cơ quan Phụ nữ Trung ương, còn một số đồng chí khác về lại trong miền
Trong thời gian Đại hội, chúng tôi sống trong những dãy lán bằng tre nứa dựng trên đồi Gấu. Nước có máng bắc chảy từ trên núi về. Một lần sau bữa ăn, Bác xuống thăm nhà bếp. Tôi nhớ bữa đó chúng tôi được ăn món thịt bọc lá bắp cải hấp, là món ăn rất sang lúc bấy giờ. Thức ăn nhiều, ăn không hết, mọi người ăn xong bát đĩa để ngổn ngang, bừa bãi trong nhà ăn. Bác thấy vậy, rất không hài lòng. Bác bảo: “Nước ta còn nghèo, kháng chiến đang thiếu thốn, ăn uống phải tiết kiệm, ăn đến đâu làm đến đó. Ai lại để thừa thãi, ngổn ngang thế kia. Bát đũa ăn xong của ai thì người đó xếp gọn lại, để lúc người đi dọn đỡ mất công. Một người dọn thì chết mệt”.
Tôi vốn là con gái nhà lao động từ nhỏ, lại được ba má dạy dỗ từng li từng tí nên tôi sống khá ngăn nắp, nhưng thực tình không chú ý lắm đến điều đó. Nghe Bác nói, tôi rất xấu hổ và từ đó luôn có ý thức: Sau khi ăn uống xong, bao giờ cũng dồn lại thức ăn, xếp gọn bát đũa. Và trong gia đình tôi cũng dạy con cháu, tôi làm như vậy để tiết kiệm sức lao động cho người khác.
Trong Đại hội, nhắc đến tầm quan trọng của việc đoàn kết dân tộc, Bác đã dùng hình tượng dàn nhạc để minh họa, rất hay và chính xác. Bác nói: “Ví như dàn nhạc có rất nhiều nhạc cụ. Nào các loại đàn, kèn, trống, sáo… Nếu mạnh ai nấy chơi thì thật đinh tai nhức óc. Nhưng nếu tất cả đều nhìn vào tay nhạc trưởng điều khiển thì bản nhạc cất lên thật hay, hùng tráng hoặc êm ả. Vì vậy, nhạc trưởng phải là người giỏi, cũng như người đảng viên, lãnh đạo phải biết cách đoàn kết mọi người lại…”. Bây giờ tôi không còn nhớ chính xác nữa, nhưng lúc đó tôi rất thích cách ví von của Bác.
(Trích lời kể của Nguyễn Thị Phương – Nguyên Phó Ban Tổ chức Cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Như có viên ngọc ước
… Lần thứ hai tôi được gặp Bác rất đột ngột. Lần đó tôi đã tốt nghiệp trường Âm nhạc Việt
Đúng như tôi dự đoán, bước vào phòng khách, chúng tôi vừa ngồi xuống thì Bác đã ra. Thấy Bác, chúng tôi đứng cả dậy. Bác liền kéo chúng tôi ngồi quây bên Bác. Bỗng Bác hỏi tôi đột ngột:
– Kim Nhớ có “tủ” mới nào không?
Tôi giật mình, mải miết học tập ở trường tôi chưa có tiết mục nào mới. Bài hát tốt nghiệp của tôi cũng chỉ là những bài dân ca cũ. Tôi lúng túng thưa với Bác điều đó.
– Đi học, tập trung học là tốt – Bác khen – nhưng học phải gắn với phục vụ. Vừa học vừa phục vụ nhân dân, mà hát cho nhân dân nghe phải có bài mới…
Để có những tình cảm gần với quê hương, tôi đã trở về với những bản làng Vân Kiều tận Trường Sơn. Sau chuyến đi, tôi đã có thêm những nhận thức mới, tôi gửi gắm tất cả tình cảm của mình vào bài hát đã có một sắc thái khác hẳn. Tôi đi biểu diễn ở nhiều nơi. Ở đâu tôi cũng được hoan nghênh… Rồi tôi được đi biểu diễn ở nước ngoài. Thật không ngờ trước khi đi, Đoàn chúng tôi lại được gặp Bác. Thế là tôi được báo cáo với Bác, Bác đã khen tiết mục của tôi. Sau chuyến đi biểu diễn ở nhiều nước, lúc về, Đoàn lại được Bác cho gặp…
Bác hỏi tôi:
– “Chim pông- kle” đi ra nước ngoài có thấy gì không?
Tôi cười rồi thưa với Bác:
– Thưa Bác có ạ, đi thấy nhiều nơi núi đồi giống núi đồi Hrê, nhớ lắm Bác Hồ ạ.
– Nhớ thì phải hát thật hay, cả nước biết người Hrê hát rồi, thế giới cũng biết người Hrê hát rồi. Bây giờ phải hết sức cố gắng, rèn luyện giọng hát, học tập chính trị, văn hóa để rồi về hát cho người Hrê nghe.
Lời Bác dặn, tôi đã ghi sâu. Tôi ra sức học tập, rèn luyện. Những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tôi đã đi biểu diễn ở khắp các vùng tuyến lửa. Tôi đi phục vụ quân và dân ở cả những hòn đảo xa xôi. Tôi muốn mang tiếng hát của mình, tiếng hát được Đảng, Bác Hồ trao cho phục vụ Tổ quốc đang chiến đấu./.
(Trích lời kể của Nghệ sĩ ưu tú Kim Nhớ – dân tộc Hrê)
Sống trong tình thương của Bác
Bác biết tôi cố gắng học văn hóa nhưng lại kém về môn Văn, nhiều lần tôi vào thăm, Bác dặn:
– Cháu kém về Văn thì phải siêng xem sách, đọc báo, đọc xã luận, nghe các chú nói chuyện. Đọc báo có đoạn nào hay thì đánh dấu vòng lại, lúc khác cần đọc lại. Đó là một cách học: Học từ sự kiên nhẫn.
(Trích lời kể của chị Trần Thị Lý, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân)
Cuộc đời con có Bác
Năm 1957, Đoàn Văn công Quân đội chúng tôi đi dự Liên hoan sinh viên thế giới và biểu diễn hữu nghị ở một số nước bạn. Trước khi đi, Bác cho gặp để dặn dò, Bác bảo: “Phải giữ gìn tình đoàn kết hữu nghị cho tốt, phải tranh thủ học tập các nước bạn, phải giữ gìn kỷ luật, đoàn kết nội bộ, tránh mua bán linh tinh làm ảnh hưởng danh dự…”.
Sinh cháu xong, sức khỏe sút kém quá, một đôi lần tôi vắng mặt không biểu diễn được, Bác hỏi các bạn tôi:
– Tại sao không thấy Kim Ngọc biểu diễn?
– Dạ thưa, từ khi sinh cháu chị Ngọc bị yếu ạ!
Lần biểu diễn sau, Bác hỏi tôi:
– Cháu đau yếu làm sao? Có băn khoăn gì không?
– Thưa Bác, con bị ốm và rất lo không làm nghệ thuật được nữa ạ.
Bác dạy:
– Cái gì đã từng làm được rồi mà nay vì hoàn cảnh có phần ảnh hưởng thì phải tin rằng mình vẫn có thể làm lại được. Cháu đã từng biểu diễn tốt rồi cơ mà. Nếu vì sức khỏe thì tìm cách chạy chữa, phục hồi. Nếu vì kỹ thuật đuối thì phải tìm tòi nghiên cứu rút kinh nghiệm.
Bác lấy tay gõ nhẹ lên đầu tôi:
– Còn ốm cái đầu này thì phải tìm cách tự khắc phục thôi.
Tôi hiểu ra, phải tìm ra nguyên nhân đó là thái độ tốt nhất, không nên nản lòng, nhụt chí.
Lại có lần, tôi thưa với Bác:
– Thưa Bác, sau khi cháu học kỹ thuật thanh nhạc mới về cháu biểu diễn không được hoan nghênh như trước nữa.
Bác hỏi:
– Cháu có hiểu sâu về cách hát các làn điệu dân tộc không?
Tôi thành thật thưa:
– Cháu biết rất ít ạ!
– Khoa học và dân tộc đều tốt cả. Nhưng cả hai cháu đều chưa có bao nhiêu thì khác gì người “Chân không đến đất, cật chẳng đến giời”. Yêu nghề thì phải chịu khó học tập, phải khổ luyện mới có kết quả tốt đẹp chứ!..
(Trích lời kể của Nguyễn Kim Ngọc, Nghệ sĩ ưu tú – Đoàn Ca múa Quân đội)
Cán bộ nữ phải sát quần chúng
Hồi đó anh chị em là cán bộ miền
Trại xây trên khu đất rộng nên Bác chưa vào hội trường vội, Bác đi một lượt thăm mọi nơi, mọi chỗ ăn chỗ ở, Bác thấy sạch sẽ, vừa ý. Bác hỏi tôi:
– Lúc nào cũng sạch sẽ như thế này à?
– Thưa Bác, vâng ạ!
Sau khi thăm các trại điều dưỡng, bác còn thăm trường Nữ sinh Trưng Vương. Các cháu như đàn ong, quây quanh lôi kéo Bác, Bác thấm mệt, toát cả mồ hôi. Tôi liền ngăn: “Ô, các cháu đi xuống đi, làm thế Bác mệt”. nhưng Bác bảo: “Kệ các cháu”…
Có nhiều dịp được tiếp xúc làm việc gần Bác, tôi thấy Bác rất quan tâm đối với cán bộ miền
(Trích lời kể của bà Lê Minh Hiền – Nguyên Thứ trưởng Bộ Cứu tế – nay là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Vinh dự được đón Bác Hồ
… Thấy Bác đứng dưới bóng cây mát, chúng tôi đến vây quanh Bác, đồng chí Bộ trưởng cũng đến đứng gần Bác.
Bác khen:
– Ở đây gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp thế là tốt. Và Bác hỏi:
– Các cô các chú ở đây đã có “Chi bộ 4 tốt” chưa?
– Dạ thưa Bác, có ạ!
– Ở đây đã có “Chi đoàn thanh niên 4 tốt” chưa?
– Dạ, thưa Bác, có ạ!
– Đảng viên phải gương mẫu, đoàn viên phải đầu tàu. Ở đây các cô các chú lại có phong trào thi đua tốt, tự lực cánh sinh làm được nhiều việc, nhận được lá cờ đầu của ngành Y tế là phải. Nhưng đây mới là thành tích bước đầu. Các cô chú phải khiêm tốn học tập và phát huy thành tích hơn nữa. Các cô các chú phải chữa bệnh bằng nhiều cách. Có thuốc quý chưa đủ, cần cho người bệnh ăn ngon và phù hợp với từng bệnh cũng là liều thuốc quý. Lại cần phải tuyên truyền, giải thích cho đồng bào xung quanh biết giữ gìn vệ sinh. Cần làm cho người bệnh khi khỏi bệnh biết cách phòng bệnh cho mình và cho gia đình mình.
(Trích lời kể bà Trương Thị Minh Tri Bác sĩ bệnh viện Vân Đình – Hà Tây)
Qua những câu chuyện nhỏ chúng ta thấy được sự quan tâm của Bác Hồ với phụ nữ Việt
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu nữ tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9-1960 – Ảnh tư liệu
Ở ngôi nhà 48 Hàng Ngang
Quê tôi ở Kim Lũ, gọi nôm là làng Lủ, nhưng cha mẹ tôi có cửa hiệu Vạn Tường ở số nhà 21 Hàng Đào… Trong những ngày đầu tháng đến trung tuần tháng Tám, đặc biệt là sau những ngày phát xít Nhật đầu hàng thì tình hình ngoài phố vừa nhộn nhịp vừa căng thẳng vì có nhiều đảng phái hoạt động, vì không khí Tổng khởi nghĩa đang lan tràn khắp nơi…
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang xưa là ngôi nhà có hai tầng làm theo lối cổ. Tôi đã cho sửa lại thành 4 tầng… Cũng mãi về sau này tôi mới biết rằng các đồng chí Trung ương Đảng sở dĩ chọn nhà tôi để đến ở và làm việc vì trước hết nhà tôi là một cơ sở đáng tin cậy, sau nữa vì nó ở giữa một phố buôn bán sầm uất, người đi kẻ lại lúc nào cũng đông đúc và ngay chính nhà tôi khách hàng cũng ra vào nhiều nên khó phân biệt được ai với ai. Một buổi sáng đồng chí Trường Chinh bảo tôi:
– Chị chuẩn bị thêm cho một phòng để đưa mấy cụ già đến ở.
Tôi nhớ lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nhà tôi, Người mặc rất giản dị: Áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su Con hổ trắng và tay cầm can… Tôi rất chú ý đến việc ăn uống của Chủ tịch và các đồng chí trung ương nên thường đứng ra trông coi và luôn thay đổi món cốt sao cho mọi người ăn ngon miệng.
Một hôm quãng 9h sáng, tôi mua được mấy quả bưởi Nghệ. Tôi gọt bưởi, pha nước, rồi chính tay tôi mang lên phòng Chủ tịch làm việc. Lúc ấy, Người đang ngồi đánh máy. Người bảo tôi cùng ăn rồi vừa ăn bưởi, Người vừa bảo tôi:
– Cô thật là sung sướng, cha mẹ, con cái đầy đủ, nhà cửa đàng hoàng, chả có gì phải khổ cả!
Không hiểu sao lúc đấy tôi lại nghĩ đến người phu kéo xe bị thằng Tây say ngồi trên xe đá giày Tây vào gáy gục xuống vệ đường, tôi nghĩ đến những người hàng rong bị bọn đội xếp Tây đánh bằng dùi cui làm cho gánh hàng còm cõi đổ tung tóe, tôi nghĩ đến việc cha tôi bị Pháp bắt giam và nhất là khi những lời cha tôi nói cho tôi biết thế nào là cái nhục của một người mất nước.
Vì thế, tôi thưa với Người:
– Thưa Cụ, cháu cũng có cái nhục của một người dân mất nước.
Tôi thấy Người im lặng, một lát sau Người mới hỏi tôi:
– Thế bây giờ cô đang làm công tác gì?
– Thưa Cụ, cháu làm ở chỗ chị Diệu Hồng, Hội Phụ nữ cứu quốc.
Người thân mật dặn tôi:
– Làm gì cũng phải kiên trì nhẫn nại cô ạ!
Tôi nhắc lại lời căn dặn ấy của Người:
– Vâng, thưa Cụ, làm gì cũng cần phải kiên trì nhẫn nại ạ!
Tôi ghi nhớ mãi lời dặn dò ấy của Người và lời dặn dò ấy đã có tác dụng rất lớn trong suốt cuộc đời tôi, đặc biệt là trong 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ…
Những ngày tháng đầu tiên sục sôi khí thế cách mạng đó trôi đi rất nhanh. Cái Tết đầu tiên của một đất nước độc lập cũng đã đến và một kỷ niệm sâu sắc không thể nào quên bởi nó là vinh dự lớn một lần nữa đến với gia đình tôi vào tối 30 Tết năm đó.
Hôm ấy, khi vợ chồng tôi cùng anh Hồng Lĩnh (Nguyễn Khánh Toàn) và vợ chồng anh Khuất Duy Tiến vừa ăn uống xong, tôi bỗng nghe thấy tiếng mở cửa ở dưới nhà, tiếp đó là tiếng chân nhiều người bước lên thang. Anh Nguyễn Khánh Toàn chạy ra và anh bỗng reo lên:
– Ô, Bác!
Thế là tất cả chúng tôi chạy ồ ra đón Người. Thấy chúng tôi, Người nói:
– Chào các cô, các chú…
Khi tất cả đã tập trung ở phòng khách và sau khi thăm hỏi, Người nói:
– Hôm nay là năm mới – Người cười giải thích – Tuy chưa đến năm mới nhưng sắp sang năm mới, nên cũng gọi là năm mới – Năm mới chúc mọi người thật khỏe mạnh này, làm việc thật hăng say này, và ăn Tết thật ngon lành nhưng tiết kiệm…
Người cũng không quên chúc mừng sức khỏe của mẹ chồng tôi, người cao tuổi nhất trong nhà. Cho đến mãi sau này, mẹ chồng tôi vẫn thường bảo vợ chồng tôi và các cháu rằng:
– Một vị Chủ tịch nước mà sống giản dị, tình cảm, gần gũi nhân dân như thế đấy!
Những tình cảm quý báu của Người dành cho gia đình tôi thật quá to lớn, điều đó khiến tôi càng hăng hái tham gia các công việc xã hội hơn. Đó cũng là điều giải thích tại sao gia đình tôi lại đóng góp gần như toàn bộ tài sản và cuộc đời mình cho cách mạng, cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, giành Độc lập cho đất nước.
Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nay đây mai đó, nhiều lúc vô cùng gian khổ nhưng tôi không một phút nản lòng, bởi tôi luôn nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn dò tôi: Phải kiên trì, nhẫn nại…
(Theo lời kể của bà Hoàng Thị Minh Hồ – tức bà Trịnh Văn Bô
Trích trong sách Bác Hồ với Phụ nữ Hà Nội, NXB Hà Nội, 1985, tr. 23)
Các cô còn phong kiến thế à?
Đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên, tổ chức ở Việt Bắc hồi tháng 5 năm 1952…
Chiều mát, Bác đến từng tổ chiến sĩ ân cần thăm hỏi, rồi mọi người theo Bác ra một quãng đồi san phẳng để vui chơi tập thể. Hồi đó, phong trào nông tác vũ “son la son” mới gia nhập Chiến khu Việt Bắc. Bác bảo các chiến sĩ: “Các cô, các chú, chiến đấu đã chiến đấu hăng, vui nhộn phải vui nhộn mạnh. Nào, ta nhảy đi!”. Đám thanh niên rất sẵn sàng, nhưng đám thiếu nữ còn sượng sùng ra ý rụt rè… Bác bảo: “Các cô còn phong kiến thế à?”. Được Bác khuyến khích, cả nam lẫn nữ bấy giờ mới cầm tay, nhảy tưng bừng giữa dàn nhạc mồm: “Son la son…” vang dội cả khu đồi.
( trích trong sách Bác Hồ sống mãi với chúng ta
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 2, tr.53)
Muôn vàn tình thân yêu dành cho các cháu gái
Một điều Bác dạy bảo mà suốt đời tôi không bao giờ quên là: “Báo chí là đại biểu cho dư luận, phải giúp Chính phủ đạt được thành công trong các chính sách đối nội đối ngoại. Sau này những lúc tình hình cách mạng có chuyển biến mới, người làm báo phải suy nghĩ nhiều. Câu nói của Bác giúp tôi nhớ tới vị trí và tính chất của báo chí ta. Một lần, Bác hỏi chị Thanh Thủy và tôi: “Các cô đã có con chưa? Các cô đã biết bế con, nuôi con chưa? Làm báo Phụ nữ không phải chỉ nói chính trị suông, giải phóng phụ nữ chung chung mà còn phải hướng dẫn cho chị em cách nuôi con, dạy con chăm lo việc gia đình.“
Chị em trong cơ quan hỏi Bác nhiều điều. Bác trả lời cả những câu hỏi nhỏ nhặt nhất: “Tại sao trong họa báo Liên Xô lại thấy ảnh nhiều chị em để tóc dài? Có phải là sau khi vận động phụ nữ cắt tóc ngắn rồi lại phải vận động phụ nữ để tóc dài hay sao?”. Bác trả lời đại ý: Sau Cách mạng tháng Mười, Liên Xô có rất nhiều khó khăn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng cuộc sống mới. Phụ nữ phải đem hết sức mình ra chiến đấu và sản xuất, cho nên chị em ăn mặc giản dị, tóc cũng cắt ngắn để đi lại cho gọn. Bây giờ, chiến tranh thứ hai kết thúc đã nhiều năm, nền kinh tế đã được khôi phục và phát triển, đời sống được nâng cao, phụ nữ đã có thể trang điểm cho thêm đẹp, ai cho rằng để tóc dài đẹp và không vướng víu gì trong sản xuất thì cứ để…
Năm 1952 có Đại hội liên hoan các anh hùng, chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất và Hội nghị bàn về chiến tranh du kích. Sau hai cuộc họp lớn đó, mọi người náo nức khen ngợi hai bản báo cáo của anh hùng Nguyễn Thị Chiên và của chị Phạm Thị Nhật, bí thư chi bộ. Một hôm, Bác đến thăm cơ quan, chị em chúng tôi đều nói đến hai bản báo cáo ấy. Bác hỏi: “Các cô có biết vì sao mà báo cáo của các cô ấy hay không?”. Chị Đinh Thị Cẩn thưa: “Đó là do chị Chiên, chị Nhật đều lăn lộn, xông pha nhiều trong thực tiễn chiến đấu cho nên mới nói lên sự thật rất sinh động. Bác vừa cười vừa nói: “Đúng là như thế, nhưng không phải chỉ có thế. Các bản báo cáo ấy hay còn là do không có sự sửa chữa, thêm thắt của nhiều người khác…”. Tôi suy nghĩ rất nhiều. Câu nói ý nhị của Bác nhắc nhở tôi mỗi khi sử dụng hoặc biên tập lại bài của thông tin viên, bạn đọc trong đông đảo nhân dân, phải luôn luôn cố gắng ghi lại đúng đắn, trung thực những lời nói, những ý nghĩ mộc mạc, giản dị của những con người trong thực tiễn sản xuất và chiến đấu… không thể tùy tiện sửa đổi thêm bớt theo ý nghĩ chủ quan của mình.
(Những kỷ niệm sâu sắc của phụ nữ Việt
NXB Phụ nữ, 2005, tr.117)
Niềm vinh dự lớn
Tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn miền Bắc năm 1958, tôi được bầu là Anh hùng lao động, được chính phủ và Quốc hội tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và được gặp Bác Hồ…
Bác căn dặn:
– Xã của cô khá lắm. Cô về cố gắng cùng các đồng chí ở xã thúc đẩy phong trào tiến lên, đã tốt rồi thì tốt hơn nữa. Các cô, các chú được bầu là anh hùng, chiến sĩ rồi phải phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu, không được tự kiêu, tự mãn. Nói phải làm và làm phải nói như cô là rất tốt. Nói không làm là nói suông, làm không nói là tự bó mình lại, làm thay quần chúng, không phát huy được vai trò đầu tàu…
(Theo sách Bác Hồ với sự tiến bộ của Phụ nữ
NXB Phụ nữ, 2008, tr. 16)
Quà tặng của Bác
Một buổi sáng mùa Thu năm 1950, Bác Hồ đi công tác, vừa đi qua vọng gác ATK thì gặp một cô bé… Thoáng thấy cụ già mặc áo kaki vàng, khăn quàng bên vai, cô sững sờ giây phút rồi hét lên:
– Bác! Bác Hồ!
Bác đi lại gần, hỏi:
– Cháu đi đâu mà sớm thế?
Cô gái nhanh nhảu thưa:
– Thưa Bác, cháu bên chú Tô (bí danh của đồng chí Phạm Văn Đồng) sang đưa công văn ạ!
Ít lâu sau, cô liên lạc được chuyển sang Văn phòng của Chủ tịch… Cuối năm, cơ quan chọn một số thanh niên đi sang Trung Quốc học. Cô cũng có trong danh sách, nhưng không muốn đi.
Một hôm, Bác cho gọi cô. Bác hỏi:
– Cháu có muốn công tác tốt không?
– Có ạ.
– Có muốn phục vụ nhân dân được nhiều không?
– Có ạ.
– Thế thì phải đi học. Học tập để hiểu biết thêm, hiểu biết nhiều. Có hiểu biết nhiều mới phục vụ nhân dân được nhiều, được tốt.
Bác đưa cho cô hộp thuốc lá của Bác:
– Bác tặng cháu cái hộp này để đựng kim chỉ. Ngoài giờ học phải học thêu thùa, may vá. Con gái là phải biết làm các việc đó…
(Theo sách Bác Hồ với sự tiến bộ của Phụ nữ
NXB Phụ nữ, 2008, tr. 92)
Gian khổ phải rèn luyện, sung sướng không cần ai dạy
Bà Đặng Quỳnh Anh, năm 1911, bấy giờ chưa đầy hai mươi tuổi đã theo các anh “Hội kín” vượt Trường Sơn, sang Xiêm, nuôi chí nguyện theo cha chú, những Đặng Thúc Hứa, Đặng Nguyên Cẩn… làm cách mạng.
Năm 1928-1929, ông Thầu Chín (Bác Hồ) đã ở nhà bà Anh một thời gian… Vào một ngày cuối năm 1979, một số cán bộ Bảo tàng Quân đội đến thăm bà tại nhà riêng ở khu tập thể Tương Mai.
Bà vừa qua một cơn đau nặng. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã cử bác sĩ đến chăm sóc – mặc dù chị Dung, con gái bà là bác sĩ tặng bà thuốc bổ, sâm nhưng bà không dùng…
Khi người nhà bưng bát cháo lên để bà dùng, bà tự tay đón lấy.
Chị Dung vẫn ngồi yên, cầm cái quạt giấy quạt cho mẹ. Anh em gắt lên:
– Sao chị không bón cho bà?
Chị Dung cười và bà cũng cười. Chị nói:
– Mẹ tôi không cho. Mẹ bảo để mẹ tự làm lấy. Còn tại sao các anh hỏi mẹ ấy!
Bà đặt bát cháo xuống kể:
– Các cháu ạ, hồi ở Xiêm, Bác Hồ sống như mọi người dân, lao động bắt cá, kiếm củi, làm công, ăn đói mặc rét. Bác có lần nói với bà rằng: “O ơi! Sung sướng không ai dạy mà vẫn biết, còn muốn chịu đựng được gian khổ để làm cách mạng thì phải luyện rèn. Không ai nắm được tay từ sáng đến tối. Phòng khi khó khăn, còn vượt được, còn tham gia cách mạng được.” Bà nhờ câu nói ấy của Bác mà sống đến ngày nay… Bà còn cử động được tay, bà tự làm lấy theo lời Bác Hồ dạy mà thôi!
(Theo tài liệu của Trung tâm Thông tin tư liệu,
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Các cô cứ cố gắng, đã có Đảng giúp
… Bác hỏi các đồng chí trong Đảng đoàn về tình hình công tác phụ nữ, về việc chuẩn bị đại hội và cả về tình hình sức khỏe, tình hình gia đình từng người. Bác nhìn chúng tôi như mẹ nhìn con. Một số chị em không khỏe lắm, Bác rất thương. Bác hỏi chị em nỗi lo lắng về công việc và cả hoàn cảnh riêng của mình… Bác dạy: “Các cô cố gắng, các cô chú ý giữ gìn sức khỏe, còn công tác thì có Đảng giúp.”…
Sau này, mỗi khi tôi đi dự các cuộc họp, được gặp Bác, Bác hay bảo tôi báo cáo Bác nghe về tình hình phong trào phụ nữ. Công tác phụ nữ có rất nhiều khó khăn, nhưng sự chăm sóc, động viên của Bác động viên tôi rất nhiều.
Năm 1952, đầu mùa hè, các cơ quan lục tục kéo về châu Tự do… Lần đầu tiên, cơ quan Hội phụ nữ có những cái nhà xinh xắn làm bằng tre nứa đan rất kỹ và có hầm đào sâu ngập đầu người theo hình chữ chi… Lúc bấy giờ, chị em trong cơ quan ăn uống rất kém, sốt rét luôn. Có một lần ghé thăm, Bác hỏi: “Các cô có trồng rau không?”.
Chị em thưa có. Bác bảo đưa Bác ra thăm vườn rau. Bác ra vườn. Quả tình rau mọc quá lơ thơ. Bác bảo: “Bác phải cúi xuống nhìn kỹ mới trông thấy rau.” Chúng tôi nhìn nhau, biết rằng Bác phê bình mình làm chưa tốt. Bác bảo tiếp: “Chỗ Bác có nhiều giống rau. Bác còn thả cải xoong ở suối tốt lắm. Các cô cố gắng trồng nhiều rau và cố nuôi gà lấy trứng mà ăn cho khỏe”. Nghe lời Bác, chúng tôi củng cố lại ban tăng gia sản xuất. Đi qua thấy vườn rau chúng tôi xanh tốt, Bác vui lòng…
(Trích lời kể của bà Hoàng Thị Ái – Bí thư Phụ nữ cứu quốc, Bí thư Đảng đoàn, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa I, II, III)
Từ kỷ niệm tuổi thơ
Những năm học ở bên Pháp, tôi vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc. Một đêm giao thừa, tất cả anh chị em người Việt
Tối hôm đó, Bác gặp Việt kiều ở Pari. Anh chị em Việt kiều quây quần xung quanh Bác như những người con tụ lại bên cha già. Trong tình cảm thương yêu rộng lớn, Bác dặn dò tất cả mọi người thế này: “Các cô, các chú phải cố gắng mỗi người học giỏi một nghề, sau này trở về giúp nước nhà, góp phần làm cho dân ta giàu, nước ta mạnh”. Lời dạy của Bác đã trở thành bó đuốc soi đường cho tôi suốt những năm học tập ở xa quê hương.
Giữa năm 1959, tôi thi đỗ bằng thạc sĩ toán học. Nhớ lời Bác, tôi tình nguyện xin về nước phục vụ.
Trong những năm công tác ở Hà Nội, tôi được gặp Bác ba lần, một lần Bác đến thăm Trường Đại học Sư phạm của chúng tôi. Lần thứ hai, vào dịp Tết, tôi được gặp Bác. Trong buổi liên hoan đón năm mới hôm ấy Bác rất vui. Tôi lại được ngồi gần Bác. Bác cười chỉ vào tôi và nói với các đồng chí lãnh đạo ngồi bên cạnh:
– Sao ít phụ nữ thế? Bác muốn phong trào phụ nữ tiến bộ mạnh hơn nữa…
Tôi nghĩ trong đời tôi lúc bé đã được một lần Bác dạy cho cách học, những năm sống xa quê hương, hình ảnh Bác là nguồn động viên tôi khắc phục khó khăn để học tập. Khi trưởng thành lại được Bác săn sóc từ bữa ăn. Tôi là một trong hàng triệu phụ nữ Việt
(Trích lời kể của nữ Giáo sư, Tiến sĩ toán học Hoàng Xuân Sính)
Tin khác