• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
 

Thư viện hình ảnh

Lượt truy cập

Trao đổi kinh nghiệm giảm nghèo giữa hai huyện Sơn Động (Bắc Giang) và huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)
Ngày xuất bản: 05/12/2022 8:37:00 SA
Lượt đọc: 673

 Trong ba ngày (từ 2 đến 4/12/2022), Đoàn công tác của huyện Sơn Động (Bắc Giang) do đồng chí Hoàng Văn Trọng - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Mù Cang nhằm trao đổi kinh nghiệm thực tế về công tác giảm nghèo. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND huyện Tống Thị Hương Giang; đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch các xã, thị trấn. Tiếp và làm việc với đoàn có Đồng chí Lê Trọng Khang - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải; đồng chí Lương Thị Xuyến – Phó chủ tịch UBND huyện và các cơ quan, ban ngành liên quan.

 

Toàn cảnh buổi làm việc với huyện Mù Cang Chải

Tại buổi làm việc, hai huyện đã thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội nổi bật, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2022. Huyện Mù Cang Chải là một trong những huyện nghèo 30a với tổng diện tích tự nhiên hơn 119 nghìn ha. Trong đó đất nông nghiệp 92 nghìn ha, đất phi nông nghiệp gần 2 nghìn ha. Toàn huyện có 13 xã, thị trấn với 98 thôn bản, tổ dân phố, 13 xã đều là thuộc khu vực III. Dân số toàn huyện hơn 68 nghìn người, trong đó dân tộc Mông chiếm 89%, còn lại dân tộc Thái, Tày, Kinh. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 còn 48%.Từ một huyện khó khăn, đến nay Mù Cang Chải đã đảm bảo về an ninh về lương thực với sản lượng bình quân đạt trên 700kg/người/năm; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tăng nhanh, đang từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hóa; công tác khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm với tỉ lệ che phủ năm 2022 đạt 67,7%.

 

Đồng chí Lương Thị Xuyến – Phó chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải thông tin nhanh về tinh hình phát triển kinh tế xã hội

Năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 429 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 404 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Thu ngân sách ước đạt 118 tỷ đồng, đạt 87% dự toán. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn miền núi ngày một khang trang. Đến nay, 100% các xã có đường bê tông đến trung tâm; 100% các bản có đường xe máy đi được 4 mùa; tỷ lệ hộ dân nghe, xem truyền hình đạt 95,9%.

Tổng nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là hơn 2 nghìn tỷ đồng. Trong đó chương trình 30a trên 219 tỷ đồng, chương trình 135 hơn 95 tỷ đồng. Từ nguồn lực trên, huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã, thôn đặc biệt khó khăn, hỗ trợ lao động hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu đi làm việc ở nước ngoài, nâng cao năng lực cho cộng đồng và truyền thông... Nhờ vậy tỉ lệ hộ nghèo những năm gần đây giảm bình quân trên 8%/năm.

 

Khu du lịch sinh thái tại Mù Cang Chải

Mù Cang Chải sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo, đèo Khau Phạ - Một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc; thung lũng Nậm Khắt, di tích bãi đá cổ mới được phát hiện ở xã La Pán Tẩn và Lao Chải, đỉnh Lùng Cúng với độ cao hơn 2.900 mét... cùng với đó là những nét văn hóa riêng, đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông, Thái.

Du lịch huyện Mù Cang Chải đã từng bước đầu tư, hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, nổi bật và thu hút khách du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch khai thác cảnh quan ruộng bậc thang. Các sản phẩm dịch vụ du lịch OCOP 3 sao như: Chè san tuyết, cây sơn tra (Táo mèo) và mật ong. Năm 2022, Mù Cang Chải đón 323 nghìn lượng khách du lịch, trong đó 30% là khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch đạt 250 tỷ đồng.

Đối với huyện Sơn Động có 15 xã và 2 thị trấn, dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%. Năm 2022, tốc độ tăng trưởng (GRDP) ước đạt 14,2%. Thế mạnh của huyện chủ yếu phát triển lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Toàn huyện có 70 nghìn ha rừng, trong đó 40 nghìn ha rừng trồng, chủ yếu cây keo và bạch đàn cung cấp nguyên liệu chế biến gỗ dăm, ván bóc, viên nén xuất khẩu, trung bình mỗi năm doanh thu từ lâm nghiệp đạt gần 1 nghìn tỷ đồng. Huyện có hai doanh nghiệp Điện- Than, trung bình mỗi năm nộp ngân sách nhà nước hơn 400 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 3 nghìn lao động, thu nhập bình quân từ 10 đến 16 triệu đồng/công nhân. Huyện có tài nguyên khoáng sản rồi dào với hàng nghìn ha cát đồi, huyện chuyển bị đấu thầu 12 mỏ cát, đất với diện tích 300 ha. Huyện có 10 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 đến 4 sao (Mật ong, măng mai, nho, cam xoài, rượu men lá…)

Đồng chí Lê Trộng Khang - Chủ tịch UBND huyện tặng bức tranh Ruộng bậc thang cho huyện Sơn Động (Bắc Giang)

Sơn Động làm tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư về lĩnh vực du lịch, trong đó Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử có hệ thống chùa, cáp treo lên chùa Đồng Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh). Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển thành Khu Du lịch cấp Quốc gia. Dự kiến năm 2023, nơi đây sẽ đón khoảng 1,2 triệu du khách, đến năm 2025 khoảng 3 triệu lượt du khách đến chiêm bái, tham quan, vãn cảnh.

Cùng với đó, huyện có Khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái Khe Rỗ 20 nghìn ha, Khu du lịch cao nguyên Đồng Cao hơn 1 nghìn ha. Các điểm khu du lịch có hạ tầng giao thông thuận lợi được kết nối với các tỉnh lân cận. Trong 11 tháng năm 2022, Sơn Động đón 630 nghìn lượt khách, tuy nhiên lượng khách lưu trú tại huyện chiếm hơn 10%. Từ những chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hàng năm, huyện luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân. Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS bằng vật tư, công cụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi. Đến nay, hạ tầng giao thông đã cứng hóa, kết nối với đường liên xã, tỉnh lộ, quốc lộ, tạo thuận lợi cho việc đi lại, thúc đẩy phát triển KT-XH. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hàng năm giảm 4-5%.

 

Một số hình ảnh tại buổi làm việc với huyện Sơn Động

Tại buổi làm việc, hai huyện cũng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những mô hình, giải pháp mới, sáng tạo và hiệu quả trên một số lĩnh vực về du lịch, giảm nghèo, bản sắc văn hoá vùng miền…

Phát biểu trao đổi, đồng chí Hoàng Văn Trọng - Chủ tịch UBND huyện Sơn Động đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mù Cang Chải, đặc biệt là thành tựu trong lĩnh vực giảm nghèo và du lịch. Đồng chí nhấn mạnh: Hai huyện có vị trí, địa lý tương đồng sẽ là kinh nghiệm quý báu để huyện Sơn Động học hỏi. Đồng chí mong muốn trong thời gian tới hai huyện sẽ hợp tác chặt chẽ, tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo, đột phá trong chỉ đạo, điều hành phát triển phát triển KT-XH; xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể vững mạnh, phấn đấu đến 2025 thoát khỏi huyện nghèo của cả nước. Chủ tịch UBND huyện gửi lời mời trân trọng sớm được tiếp đón đoàn công tác huyện Mù Cang Chải đến thăm và làm việc với huyện Sơn Động trong thời gian tới.

 

Một số hình ảnh Đoàn công tác của huyện Sơn Động đến thăm Khu nghỉ dưỡng resort Mù Cang Chải và Hợp tác xã Hoa Hồng Nậm Khắt

Trong chương trình làm việc, đoàn công tác của huyện Sơn Động đến thăm Khu nghỉ dưỡng resort Mù Cang Chải 5 sao với tổng 124 phòng chia làm 3 phân khu (biệt thự VIP, biệt thư cao cấp và Bungalow) được thiết kế và sử dụng vật liệu tre, mái lá dựa trên sản phẩm văn hoá của người Mông; thăm mô hình trồng hoa hồng 52 ha, nấm hương, rau cải mầm đá, du lịch homstay tại xã Nậm Khắt (Mù Cang Chải)./.

 

Hồng Mỷ

 

 

Bản đồ huyện Mù Cang Chải

Thư viện Video

chương rình phát thanh 20.03.2023

Chương trình phát thanh 19/3/2023

chương trình phát thanh 18.03.2023