• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
 

Thư viện hình ảnh

Lượt truy cập

Mù Cang Chải phát huy hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Ngày xuất bản: 13/07/2023 2:59:00 CH
Lượt đọc: 1473

 Học nghề xong đành "bỏ xó", quay về làm nông hay được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, rồng trọt, cho con giống, cây giống, nhưng rồi sau vài tháng lại "đâu hoàn đấy"... Đó là thực trạng về dạy nghề cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc. Nhưng đó đã là câu chuyên của nhiều năm về trước, hiện nay người dân Mù Cang Chải đã dần biến kiến thức trên các lớp học nghề kết hợp với kinh nghiệm truyền thống thành những mô hình kinh tế hiệu quả, đa dạng và sáng tạo về cách làm. Nó cũng cho thấy ở đâu có học nghề, có nghị lực và quyết tâm của người dân cùng sự sát sao của chính quyền địa phương thì ở đó có sự thay đổi về tư duy và trở thành nền tảng để người dân làm giàu.

 

Chị Lý Thị Ninh đang hướng dẫn cho các em học sinh thêu các trang phục truyền thống của dân tộc

Là huyện vùng cao của tỉnh với trên 90 % dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp. Mở các lớp đào tạo nghề từ ngắn hạn đến dài hạn được xem là chìa khóa để người dân áp dụng kiến thức vào thực tiễn lao động sản xuất, tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân xóa đói giảm nghèo. Với chủ trương của tỉnh phát triển huyện trở thành huyện du lịch, những năm qua huyện đã xây dựng kế hoạch dạy nghề theo từng giai đoạn. Song song với việc mở các lớp đào tạo nghề về nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi thì huyện còn chú trọng mở các lớp đào tạo về những ngành phi nông nghiệp như dịch vụ du lịch, nấu ăn,… Năm 2022, toàn huyện đã mở được 10 lớp dạy nghề, trong đó có 7 lớp về đào tạo nghề phi nông nghiệp cho hàng trăm học viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng chí Lương Thị Xuyến – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm. “Mù cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh, trên địa bàn không có các công ty doanh nghiệp nên việc đào tạo nghề cũng khó khăn, nhưng để đảm bảo cho lao động nông thông có tay nghề huyện đã xác định và mở các lớp nghề phi nông nghiệp liên quan đến du lịch như nấu ăn, hướng dẫn viên, buồn phòng, ngoại ngữ, cùng một số nghề khác thiết thực với vùng cao và cho người dân tự vươn lên thoát nghèo và vài năm trở lại đây tỷ  lệ phát huy nghề sau đào tạo ngày một tăng, góp phần giúp huyện xóa đói giảm nghèo và xây dựng các tiêu chí về nông thôn mới”.

Homstay của gia đình anh Giàng A Vềnh, xã La Pán Tẩn là một trong những mô hình du lịch cộng đồng đẹp và thu hút du khách đến thăm quan và nghỉ ngơi. Là một người trẻ anh Vềnh cho rằng lợi thế của mình là tư tưởng dám nghĩ dám làm và nhận thức về công nghệ thông tin. Thông qua các lớp đào tạo nghề và tập huấn ngắn hạn do địa phương tổ chức anh đã biết áp dụng nhiều kiến thức vào làm dịch vụ homestay như nấu ăn, trang trí phòng ốc, tổ chức các chuỗi hoạt động trải nghiệm tại địa phương cho du khách, sử dụng internet để quảng bá du lich. Hay đơn cử nhất là việc lựa chọn các đồ dùng, vật dụng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông vào xây dựng, bài trí phòng đã tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách. Kiến thức có được dù áp dụng không phải đơn giản song vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm và sáng tạo trong lao động không chỉ giúp cho con đường phát triển kinh tế của gia đình anh thuận lợi hơn mà còn góp phần nhỏ vào việc tạo dấu ấn trong lòng du khách khi đặt chân đến mảnh đất Mù Cang Chải khám phá núi non hùng vĩ, cảm nhận sự nồng hậu, giản dị, chân chất của người dân và nền văn hóa, ẩm thực đặc sắc. Anh Giàng A Vềnh tâm sự. “Ăn uống của dân tộc Mông khá đơn giản nên khi xây dựng nhà nghỉ Homestay tôi đã tham gia các lớp nghề ngắn hạn như nấu ăn, pha chế để biết cách kết hợp giữa các món ăn truyền thống với hiện đại phục vụ du khách từ đó tạo cho du khách hài lòng khi đến với nhà nghỉ của tôi”.

 

Anh Giàng A Vềnh đang dọn dẹp phòng để chuẩn bị đón khách trong mùa du lịch.

Cũng ở bản La Pán tẩn, cuộc sống của gia đình anh Giàng A Tuấn vài năm trở lại đây đã khác xưa nhiều. Nếu như trước đây quanh năm cả gia đình anh chỉ trông chờ vào vụ lúa hàng năm được hay mất thì nay gia đình anh Tuấn đã khá giả hơn rất nhiều. Công việc bận rộn, thu nhập cao lên, đời sống gia đình ấm no hơn. Tất cả là nhờ vào đôi tay  anh Tuấn giờ đã thuần thục nghề sửa chữa xe máy. Từ các lớp học nghề do địa phương tổ chức anh Tuấn đã tiếp cận với việc sử dụng các dụng cụ sửa xe, học thêm nhiều kiến thức về động cơ, lắp ráp. Anh bắt tay vào sửa chữa nhỏ rồi đến lớn, từ sửa  giúp người dân trong bản lấy kinh nghiệm đến mở tiệm sửa chữa xe tại nhà để có thêm thu nhập. Không chỉ vậy anh Tuấn còn học thêm lớp học nghề về xây dựng. Trước mắt là phục vụ xây dựng tại gia đình, sau là có thể đi làm lúc nông nhàn hay khi ít việc sửa xe. Anh Giàng A Tuấn nói “Trước đây bản thân chưa học nghề thì thu nhập rất thấp, bởi thực tế khi chưa có nghề chủ yếu đi làm thuê một ngày chỉ kiếm được 100 – 120 nghìn nhưng sau khi đi học nghề bản thân đã phát triển nghề ngay tại nhà tạo thu nhập cao hơn gấp mấy lần so với trước và không còn vất vả như trước”.

 

Anh Giàng A Tuấn phát triển nghề sửa xe máy ngay tại địa phương.

La Pán Tẩn  là một xã đặc biệt khó khăn của huyện, nhưng những năm gần đây nhờ vào công tác đào tạo nghề mà đá có nhiều hộ dân trên địa bàn tự thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, các mô hình du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách đến thăm quan trải nghiêm. Qua đó đã góp phần không nhỏ vào công tác phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của địa phương trong vài năm trở lại đây. Ông Giàng A Sầu - Chủ tịch UBND xã La Pán tẩn cho biết thêm. “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn mang lại hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác xây dựng nông thôn mới, giúp cho xã thực hiện hoàn thành các tiêu chí như tang thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo… đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn giúp cho người lao động có nghề ổn định để tự phát huy nghề, từng bước làm thay đổi nghành nghề, tạo nguồn lao động tại chỗ để người dân khôi phục lại các làng nghề truyền thống, giúp người dân ổn định  nghề nghiệp và phát triển kinh tế ngay tại quê hương”.

Từ chăn nuôi nhỏ lẻ đến nhân rộng ra mô hình 400 con gà vào năm 2019 đến nay gia đình anh Hờ A Rùa xã Chế Cu Nha đã duy trì mô hình trên 1500 con gà. Là nhờ anh đã biết cách kiểm soát tốt dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại và chọn lựa thức ăn hợp lý để giúp đàn gà của gia đình anh Rùa phát triển nhanh, qua đó đã giúp anh xuất bán sản phẩm đúng thời gian và hàng năm gia đình anh thu nhập cả 100 triệu đồng, góp phần nâng cao đời sống gia đình. Anh Hờ A Rùa chia sẻ. “Trước đây, nhà chỉ nuôi mấy con gà để ăn thôi, cả năm gà mới lớn. Nhưng tôi thấy chăn nuôi là hướng đi phát triển kinh tế nên bản thân tôi đã tham gia nghiên cứu và học tập trên các trang mạng, bạn bè để có kỹ thuật chăn nuôi. Từ đó tôi đã biết chọn con giống để nuôi, biết cách tiêm phòng vacxin cho đàn gà để gà không bị chết. Chăn nuôi theo khoa học gà của gia đình phát triển tốt hơn và từ ngày chăn nuôi gà gia đình mình có thêm thu nhập, khá giả hơn trước”.

 

Anh Hờ A Rùa phun tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Là huyện vùng cao, nông nghiệp là ngành sản xuất chính, cộng thêm lợi thế địa hình, tự nhiên của các xã, huyện đã lựa chọn các đối tượng tham gia các lớp học về trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ lựa chọn đúng nội dung giảng dạy, truyền đạt cho đối tượng mà các kiến thức từ lớp học nghề đã được người dân áp dụng hiệu quả vào sản xuất. Đặc biệt là việc triển khai đa dạng các lớp đào tào nghề, nên năm 2022, huyện đã mở mới 10 lớp đào tạo nghề cho trên 16.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 43%, trong đó có trên 8.000 lao động có văn bằng chứng chỉ, trên 400 lao động chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Lao động qua đào tạo có trình độ đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ông Đỗ Công Chúng – Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết thêm. “Trong những năm qua trên cơ sở nhu cầu đào tạo nghề của các địa phương, phòng đã tham mưu cho huyện và phối hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách sâu rộng, phù hợp với xu thế phát triển và định hướng phát triển của huyện, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có cơ hội phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh đã làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi so với nhiều năm trước đây. Số học viên các lớp sửa chữa xe máy, kỹ thuật xây dựng, dịch vụ du lịch…. đã tạo được việc làm ổn định, cải thiện thu nhập. Các điểm sửa chữa nhỏ tại các xã, bản được hình thành. Các công trình từ gia đình đến thôn xóm, xã, thị trấn được xây dựng bằng chính bàn tay của người dân địa phương. Đó là những lát cắt nhỏ nhưng cụ thể, cho thấy hiệu quả rõ nét từ đào tạo nghề cho lao động ở vùng cao. Học nghề dường như chính  là một con đường ngắn nhất dẫn lối cho người dân đi từ lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, không hiệu quả sang cách làm mới, sáng tạo, quy mô và mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Từ đó tạo điều kiện cho người dân tự vươn lên làm giàu trên chính quê hương, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tiếp theo.

A Lù

Bản đồ huyện Mù Cang Chải

Thư viện Video

chương trình phát thanh 05.12.2023

chương trình phát thanh 04.12.2023

chương trình phát thanh 02.12.2023