• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
 

Thư viện hình ảnh

Lượt truy cập

Mù Cang Chải Tập trung phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững
Ngày xuất bản: 20/09/2021 8:37:00 SA
Lượt đọc: 2997

 Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX đã đề ra 4 chương trình trọng điểm để thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025; một trong 4 chương trình trọng điểm của huyện trong nhiệm kỳ mới này là phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Để triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải ban hành Chương trình hành động số 01-CTr/HU ngày 20/8/2020, để thực hiện 03 đột phá, 04 chương trình trọng điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đã được huyện xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện: phấn đấu xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.

Với mục tiêu chương trình đó là: huy động, lồng ghép, phân bổ sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và thực hiện đồng bộ, hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống của nhân dân; giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu. Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2020, huyện có 03 xã đạt xã nông thôn mới (trong đó xã Nậm Khắt đạt xã Nông thôn mới nâng cao), toàn huyện có 47 bản đạt bản nông thôn mới.

Bám sát Chương trình hành động số 01-CTr/HU ngày 20/8/2020 của Huyện ủy, Ủy ban nhân huyện xây dựng Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; trong năm 2021, huyện tập trung chỉ đạo xây dựng, cụ thể hóa thành 03 quy hoạch; 09 đề án; 09 kế hoạch; 01 chương trình (trong đó 02 đề án đã hoàn thành và đang trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, giai đoạn 2021-2025 và đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030). Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể, thời gian cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện, định kỳ hằng tháng, quý, năm tổng hợp, báo cáo kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết, tháo gỡ.

 

Với mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới Huyện Mù Cang Chải tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là: thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý trí, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân, xóa bỏ tư tưởng chông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Hai là: đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng bền vững, trong đó tập trung phát triển mạnh các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lục của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị và nâng cao giá trị sản phẩm.

Ba là: phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch, dịch vụ du lịch; phát triển cây dược liệu dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng, chế biến một số loại cây dược liệu có giá trị như Sâm Ngọc Linh, Sâm Tiết Trúc, Lan Kim Tuyến, Đẳng sâm, nấm Linh chi... và tạo cảnh quan phục vụ du lịch.

Bốn là: đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, điện năng lượng tái tạo. Củng cố, phát triển các sản phẩm tiêu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống.

Năm là: tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư một số công trình có tính chất trọng điểm, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó tập trung các tuyến giao thông chính, các tuyến đường kết nối đến các điểm du lịch; các hạng mục phụ trợ phát triển du lịch.

Sáu là: nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; triển khai hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; nâng cao hiệu quả y tế dự phòng và chất lượng khám chữa bệnh cho người dân; giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, bản sắc của các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Bảy là: thực hiện đa dạng hóa, tranh thủ lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện: vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; vốn theo Nghị quyết 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế -  xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; vốn ngân sách địa phương, vốn dự án ODA; nguồn vốn phát triển giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, vốn các chương trình lồng ghép khác (sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, vốn hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái, một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025...), vốn từ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; sự đóng góp của Nhân dân; đồng thời có cơ chế huy động vốn của các thành phần kinh tế khác tham gia, cách thức triển khai phù hợp với điều kiện thực tế từ có tính thuyết phục, tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện Chương trình. Thực hiện theo cơ chế phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình.

Với nhiều giải pháp mang tính đồng bộ; một quyết tâm chính trị cao, sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân với nhiều điểm mới: mới trong cách nghĩ, mới trong cách làm, nhiều đột phá góp phần thay đổi trong nhận thức trong tư duy để khơi dậy ý chí và khát vọng vươn lên xây dựng quê hương Mù Cang Chải ngày càng khởi sắc.

Thu Thủy

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải

Tin khác

  • Đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận tỉnh Yên Bái thăm tặng quà người có uy tín bị ảnh hưởng do mưa lũ tại các xã Hồ Bốn, Khao Mang và Lao Chải
  • Niềm vui trước thềm năm học mới của giáo viên trường Mầm non xã Khau Phạ
  • Đồng chí Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy thăm và kiểm tra các hộ bị thiên tai tại xã Hồ Bốn
  • Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy chỉ đạo khắc phục bão lũ tại huyện Mù Cang Chải
  • Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy quyết liệt chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Mù Cang Chải
  • Đoàn thiện nguyện Hà Nội lên tặng quà và ủng hộ học sinh có nhà cửa bị thiệt hại do thiên tai đối với 3 xã Hồ Bốn, Khao Mang và Lao Chải
  • Mù Cang Chải triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024
  • Trung đoàn 174 phát huy tình thần, trách nhiệm đối với Nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ tại xã Khao Mang
  • Đoàn xã Lao Chải đã huy động được trên 500 đoàn viên, thanh niên tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ, di dời nhà cửa, giúp các hộ dân dọn dẹp lại nhà cửa để ổn định đời sống
  • Các cơ quan, Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái ủng hộ Mù Cang Chải khắc phục mưa lũ
  • 81-90 of 2981<  ...  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  ...  >

    Bản đồ huyện Mù Cang Chải

    Thư viện Video

    chương trình phát thanh 30.9.2023

    Chương trình phát thanh ngày 29.9.2023

    chương trình phát thanh 28.9.2023