• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
 

Thư viện hình ảnh

Lượt truy cập

Mù Cang Chải: Những mô hình điển hình tiên tiến về học tập và làm theo Bác
Ngày xuất bản: 19/05/2022 4:41:00 CH
Lượt đọc: 4420

   Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016, của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc, ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thành công lớn nhất về thực hiện Chỉ thị 05 tại huyện Mù Cang Chải là đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên, việc học tập và làm theo lời Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục. Tại cơ sở đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trách nhiệm với công việc, nặng lòng với Nhân dân, gần dân để hiểu dân và để  phục vụ Nhân dân được tốt hơn. Dưới ánh sáng của Chỉ thị 05 đã làm chuyển biến về tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, từ những việc thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân; chính trị ổn định; Quốc phòng - An ninh được giữ vững; nâng cao niềm tin của Nhân dân trước Đảng và hệ thống chính trị tại cơ sở.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông chiếm hơn 90%, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nền tảng đạo đức cơ bản, vững chắc để mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân tu dưỡng rèn luyện bản thân, trau dồi đạo đức cách mạng, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Điểm nhấn đầu tiên của việc triển khai Chỉ thị 05 tại huyện Mù Cang Chải  là xây dựng các mô hình điển hinh tiên tiến về các linh vực kinh tế, văn hoá xã hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương. Nhờ đó, các mô hình về học Bác tăng theo từng năm và đã được các địa phương đặc biệt quan tâm.

 

Đồng chí Phạm Việt Cường - Bí thư Đảng uỷ xã Hồ Bốn cho biết: Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng uỷ đã tổ chức Hội nghị triển khai rộng rãi đến toàn toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn xã, trong đó chú trọng công tác xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến về học Bác. Từ đó, trên địa bàn xã đã có nhiều mô hình có cách làm hay và sáng tạo, như: mô hình trồng mía, trồng ngô tí hon, nuôi lợn bản địa, trồng khoai sọ.... và mỗi một mô hình hàng năm cho thu nhập từ 100 đến 250 triệu đồng, đặc biệt là mô hình nuôi lợn bản địa của anh Sùng A Páo là mô hình cấp tỉnh về học tập và làm theo Bác đã cho thu nhập trung bình 250 triệu đồng và là mô hình có hiệu quả nhất trên địa bàn xã.

Nhờ triển khai đồng bộ về công tác xây dựng mô hình điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác, nên 06 năm qua các mô hình, điểm hình tiên tiến tại huyện Mù Cang Chải tăng theo các năm. Tiêu biểu như: Năm 2017 (24 mô hình tập thể, 18 mô hình cá nhân), năm 2018 (53 mô hình tập thể, 14 mô hình cá nhân), giai đoạn năm 2019 - 2020 (68 mô hình tập thể, 45 mô hình cá nhân). Sơ kết giai đoạn 2021 - 2025, toàn huyện đã xây dựng và đăng ký 46 mô hình cấp tỉnh, 241 mô hình cấp huyện (của 156 tập thể và 85 cá nhân); 146 mô hình cấp xã. Điểm đáng chú ý nhất của các mô hình này đều bắt nguồn từ thực tiễn, giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đang đòi hỏi và góp phần đem lại lợi ích cho Nhân dân.

Cánh đồng hoa Hồng rộng trên 19 ha, lớn nhất tỉnh Yên Bái này là một ví dụ. Toàn bộ diện tích này vốn là đất trồng lúa của người dân ở xã Nậm Khắt. Nhưng với điều kiện thời tiết ở đây, nếu chuyển sang trồng hoa thì giá trị kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều. Thấy được cái lợi đó, huyện Mù Cang Chải quyết tâm triển khai thực hiện. Với hình thức thành lập Hợp tác xã trồng hoa. Người dân cho thuê đất, đồng thời có thể làm thuê chăm sóc hoa cho hợp tác xã. Đây là mô hình đưa khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ làm thay đổi thói quen canh tác cũ của người dân, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa. Hiện nay những diện tich hoa hồng này đã và đang được thị trường ưa chuộng và đang tạo công ăn việc làm cho chính người địa phương và đã cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha.

Còn mô hình chăn lợn bản địa của anh Sùng A Páo, bản Trống Là xã Hồ Bốn và là mô hình được đăng ký cấp tỉnh về học tập và làm theo Bác của xã Hồ Bốn. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ cho đến quy mô lớn. Đến nay trong chuồng của anh lúc nào cũng có từ 60 đến 90 con lợn. Riêng năm 2021, gia đình anh đã bán ra thị trường gần 5 tấn lợn hơi cho thu nhập trên 250 triệu đồng. 

 

Anh Sùng A Páo bản Trống Là xã Hồ Bốn cho biết: Lúc đầu hai vợ chồng suy nghĩ lợn bản địa của dân tộc mình là có giá trị nhất, cho dù giá lợn trên thị trường giảm sâu, nhưng lợn đen bản địa vẫn giữ được giá, nên hai vợ chồng quyết tâm đầu tư nuôi lợn bản địa. Đến nay, trong chuồng lác nào cũng có từ 60 đến 80 con lợn lớn nhỏ và anh Páo mong muốn cấp uỷ chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm tạo điều kiện vay vốn nhằm giúp cho bản thân anh cũng như người dân tiếp tục phát triển các mô hình này.

Đối với ông Sùng A Khua bản Đề Sủa, xã Lao Chải là người không cam chịu cảnh đói nghèo, năm 2014 ông Sùng A Khua đã nghiên cứu và mua vịt siêu đẻ trứng về để nuôi. Học tập là làm theo Bác, A Khua hiểu rằng phải luôn nỗi lực hết mình với công việc và không bằng lòng với những gì đã có, năm 2022 ông Khua nuôi thêm gà siêu để trứng, đầu tư xây chuồng trại nuôi thêm nuôi lợn đen bản địa. Vừa làm vừa tích lũy, vừa mở rộng mô hình. Đến nay A Khua đã có trong tay trên 700 con gà, ngan các loại, 15 con lợn, 8 con bò, 3 con trâu cho thu nhập hằng năm trên 200 triệu đồng. 

 

Ông Sùng A Khua bản Đề Sủa, xã Lao Chải chia sẻ: Xưa Bác Hồ dạy, bản thân người dân phải tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, nên tôi đã tận dựng diện đất của mình để phát triển kinh tế hộ gia đình với mong muốn có 1 cuộc sống ấm no. Từ đó tôi đã vận động vợ con tích cực phát triển kinh tế theo hướng hàng hoá với nhiều loại vật nuôi như vịt, gà, bò, lợn và đã tạo cho gia đình có công ăn việc làm. Hiện nay tôi đang nuôi gà đẻ siêu trứng, Tôi sẽ tiếp tục học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Bác bằng những việc làm thiết thực, trong đó chú trọng đến phát triển các loại vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ngày 1 phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo trong tương lai, theo đúng lời Bác dạy)

Phát huy lợi thế của địa phương, ông Sùng A Sào bản Hú Trù Lình, xã Lao Chải  đã tận dụng những diện tích đất đồi để trồng cây sơn tra gắn với công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng. Đây là mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế của gia đình đồng thời tạo công ăn việc làm cho chính người dân địa phương. Hiện nay, cây sơn tra là cây chủ lực phát triển kinh tế của huyện Mù Cang Chải và loại cây có nhắn hiệu chỉ dẫn địa lí đã được công nhận là sản phẩm OCOP của huyện. Hằng năm loại cây này đã cho thu nhập hằng trăm triệu đồng.  

 

Ông Sùng A Sào bản Hú Trù Lình, xã Lao Chải cho biết thêm: Hiện nay gia đình có 9 ha cây sơn tra, những để chia sẻ cho người khác, ông đã cho 3 ha cho một số gia đình chăm sóc để có thu nhập cho gia đình. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cây sơn tra gắn với công tác bảo vệ rừng.

Huyện Mù Cang Chải có khí hậu thiên nhiên phong phú với nhiều loại cây tự nhiên phù hợp với nuôi ong lấy mật và mật ong Mù Cang Chải là thương hiệu riêng có của huyện vùng cao. Vì vậy trong những năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp do anh Nguyễn Văn Toản ở xã Dế Xu Phình làm chủ đã nuôi ong lấy mật để bán rra thị trường. Hằng năm anh Toản đã bán ra thị trường hàng trăm lít mật cho du khách trong và ngoài tỉnh, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng cho HTX. Đây là sản phẩm OCOP của huyện mang nhãn hiệu đặc sản riêng của Mù Cang Chải. 

 

Anh Nguyễn Văn Toản - Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Dế Xu Phình cho sẻ: xác định khí hậu, thời tiết của huyện Mù Cang Chải rất phù hợp với việc nuôi ong, nên anh đã nghiên cứu và nuôi ong lấy mật. Từ nuôi thử cho đến nay Hợp tác xã của anh đã có 800 đến 1.000 tổ ong và hằng năm bán ra thị trường từ 800 đến 1.000 lít mật ong khách trong và ngoài tỉnh. Đây là sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện Mù Cang Chải

Xã La Pán Tẩn là xã có lợi thế về tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nhất là những thửa ruộng bậc thang, những địa danh nổi tiếng, như Mâm xôi to, mâm xôi nhỏ, đỉnh núi tháp trời cộng với những phong tục tập quán phòng phú và đa dạng của đồng bào Mông… nên  anh Giàng A Dê ở xã La Pán Tẩn là người đi đầu mở dịch vụ Homestay để đón du khách đến đây để trải nghiệm, khám phá cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa của đồng bào Mông nơi đây. 

 

 Anh Giàng A Dê - Giám đốc Công ty thương mại du lịch Helo Mù Cang Chải cho biết: Khi học tập và làm theo Bác, hai vợ chồng đã bắt đầu làm dịch vụ Homestay phục vụ du khách đến để nghỉ dưỡng và trải nghiệm. Lúc đầu chỉ mở 01 Homestay với 05 phòng, nhưng lượng khách đến nghỉ tại đây rất đông không đáp ứng được chỗ nghỉ nên năm 2020 hai vợ chồng đã mở rộng quy mô Homestay của với 9 phòng riêng theo kiểu gia đình. Anh Dê cho biết thêm: lúc đầu làm dịch vụ Homestay hai vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn từ vật chất lẫn tinh thần, nhưng với quyết tâm cao, nên hiện nay khu dịch vụ Homestay của gia đình đã thu hút rất nhiều khách trong nước và quốc tế đến để nghỉ dưỡng và tạo công ăn việc làm cho nhiều người là con em địa phương có thu nhập ổn định.

Là cái nôi đào tạo nguồn cán bộ dân tộc của huyện Mù Cang Chải, trong những năm qua thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Trường PTDTNT - THCS huyện đã từng bước nâng cáo chất lượng giáo dục gắn với các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc gắn với phát triển du lịch.

 

Thầy giáo Giàng A Của - Hiệu trưởng Trường PTDTNT - THCS huyện cho biết thêm: về học tập và làm theo Bác, trong những năm qua, nhà trường đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục gắn với các hoạt động ngoại khoá, như tổ chức cho học sinh học tập về các bản sắc văn hoá có giá trị của dân tộc, trải nghiệm về du lịch. Nhờ đó hằng năm, chất lượng giáo dục đã từng bước đi lên, lượng học sinh tham gia thi học sinh giỏi các cấp đều tăng, đặc biệt năm này, nhà trường đã có 01 học sinh đạt giải nhì, 03 học sinh đạt 3 thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Và vinh dự nhất là năm 2021, nhà trường đã được Chính phủ tặng bằng khen có thành tích xuất sắc về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hiện nay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn nhiều mô hình điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, như: mô hình dòng họ Giàng hiếu học bản Chế Tạo, xã Chế Tạo; mô hình du lịch cộng đồng của ông Thào A Sàng bản Hua Khắt xã Nậm Khắt và mô hình chăn nuôi gà đen trở thành hàng hóa của anh Vàng A Công, đảng viên chi bộ bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông. Đây là những mô hình được đánh giá là mô hình tiêu biểu về học Bác.

Có thể khẳng định dưới ánh sáng của Chỉ thị 05 đã làm chuyển biến về tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên, từ đó đã những việc tiêu biểu, thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; chính trị ổn định; Quốc phòng - An ninh được giữ vững; nâng cao niềm tin của Nhân dân trước Đảng và hệ thống chính trị tại cơ sở.

A Cớ

 

Tin khác

  • Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức trợ giúp pháp lý cho cán bộ thôn, bản đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo tại huyện Mù Cang Chải
  • Nhân dân, cán bộ huyện Mù Cang Chải kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và theo dõi Lễ viếng, lễ truy điệu qua truyền hình trực tiếp
  • Đoàn giám sát Hội LHPN tỉnh làm việc với huyện Mù Cang Chải.
  • Đảng uỷ Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng tại 2 xã Mồ Dề và Chế Cu Nha
  • UBND huyện Mù Cang Chải tổ chức khai mạc kỳ tuyển công chức cấp xã năm 2024
  • Hội Nông dân tỉnh Yên Bái hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức trong sản xuất nông nghiệp năm 2024
  • Huyện Mù Cang Chải hội nghị công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới thị trấn Mù Cang Chải, Yên Bái
  • LĐLĐ huyện Mù Cang Chải phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức khám sức khỏe cho 100 Đoàn viên Công đoàn
  • Huyện Mù Cang Chải tổ chức khai mặc lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ đối tượng 4 năm 2024
  • Trung tâm Chính trị huyện Thi hùng biện đảng viên mới với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2024
  • 81-90 of 3611<  ...  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  ...  >

    Bản đồ huyện Mù Cang Chải

    Thư viện Video

    chương trình phát thanh 07.9.2024

    chương trình phát thanh 06.9.2024

    chương trình phát thanh 05.9.2024