UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỈNH YÊN BÁI |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
----------- |
|
Số: 94/QĐ-UB |
Yên Bái, ngày 17 tháng 4 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN RÀ SOÁT BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MÙ CANG CHẢI THỜI KỲ 2001 - 2010
_______________
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 52/ 1999/ NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 22/2/2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2002;
- Căn cứ quyết định số 285/2002/QĐ-UB ngày 31/5/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao nhiệm vụ xây dựng Dự án rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải thời kỳ 2001 - 2010;
- Xét Tờ trình số 104/TT-KH ngày 8/ 4/ 2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc xin phê duyệt Dự án rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Mù Cang Chải thời kỳ 2001 - 2010,
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU I: Phê duyệt Dự án rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Mù Cang Chải thời kỳ 2001 - 2010 như sau:
I - Tên dự án: Dự án rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Mù Cang Chải thời kỳ 2001 - 2010.
II- Địa điểm dự án: Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
III- Chủ đầu tư, chủ dự án: Uỷ ban Nhân dân huyện Mù Cang Chải.
IV. Mục đích của dự án: Đánh giá lại toàn bộ thực trạng tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, các cơ sở hạ tầng và thực trạng nền kinh tế - xã hội của huyện thời kỳ 1996-2000 và đến năm 2001. Làm cơ sở điều chỉnh bổ sung các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp thực hiện chủ yếu cho thời kỳ 2001-2010.
V- Nội dung dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Mù Cang Chải thời kỳ 2001 - 2010 bao gồm:
- Phần thứ nhất: Phân tích đánh giá, rà soát các yếu tố nguồn lực, thực trạng nền kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải thời kỳ 1996-2000 và 2001.
- Phần thứ hai: Điều chỉnh các mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải thời kỳ 2001-2010.
- Phần thứ ba: Các giải pháp thực hiện quy hoạch và kiến nghị.
VI. Những mục tiêu chủ yếu của dự án:
1- Mục tiêu tổng quát:
Phát triển kinh tế với cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm công nghiệp - Dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hoá. Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm, cân đối lương thực ở mức tối đa trên địa bàn, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, củng cố xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hoàn thành công tác định canh định cư, xoá bỏ toàn bộ và không còn hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện, giữ vững trật tự an ninh, an toàn xã hội.
2- Tốc độ tăng trưởng:
- Tốc độ tăng trưởng chung nền kinh tế thời kỳ 2001 - 2010: 10,75%/năm. Trong đó thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân 10%/năm, 2006-2010 là 11,5%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông lâm nghiệp thời kỳ 2001 - 2010: 9%/năm. Trong đó thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân 9%/năm, 2006-2010 là 9%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp - xây dựng thời kỳ 2001 - 2010: 20,1%/năm. Trong đó thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân 14%/năm, 2006-2010 là 25,7%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010: 14%/năm. Trong đó thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân 13%/năm, 2006-2010 là 15%/năm.
3- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu nhập bình quân đầu người:
Phấn đấu giảm tỷ trọng ngành kinh tế nông lâm nghiệp tăng tỷ trọng ngành kinh tế công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong nền kinh tế. Dự kiến chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:
|
Đơn vị |
2000 |
2005 |
2010 |
- Ngành nông lâm nghiệp: |
% |
80 |
70 |
60 |
- Ngành công nghiệp - xây dựng: |
% |
5 |
10 |
15 |
- Ngành dịch vụ: |
% |
15 |
20 |
25 |
- Thu nhập BQ đầu người (giá thực tế) |
Tr. đồng |
0,995 |
1,742 |
3,132 |
4- Mục tiêu phát triển một số ngành lĩnh vực:
4.1/ Phát triển nông nghiệp:
- Tăng cường khai hoang những nơi có điều kiện, cải tạo và thâm canh diện tích trồng cây lương thực, thực phẩm. Đến năm 2005 phấn đấu đưa diện tích ruộng tăng vụ lên 500 ha và ổn định diện tích nương định canh. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới về giống có năng suất cao vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng một số cây mầu lương thực như: Đao giềng, ngô, sắn... Phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2005 đạt 13.537 tấn và năm 2010 đạt 16.454 tấn.
- Phát triển mạnh cây chè đặc biệt là cây chè shan đưa diện tích chè năm 2010 là 2000 ha, sản lượng chè búp tươi 3.750 tấn đáp ứng cho nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Chú trọng phát triển một số cây ăn quả dược liệu của huyện như Sơn Tra, đào mèo, thảo quả, ý dĩ...
- Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, chú trọng đàn trâu, bò, ngựa, phát triển mạnh đàn ong...dự kiến tổng đàn gia súc gia cầm đến năm 2005 và 2010 như sau:
|
Đơn vị |
2000 |
2005 |
2010 |
- Tổng đàn trâu |
Con |
6.318 |
7.900 |
8.970 |
- Tổng đàn bò |
Con |
5.130 |
6.480 |
7.460 |
- Tổng đàn lợn |
Con |
14.257 |
17.155 |
21.790 |
- Tổng đàn ngựa |
Con |
2.132 |
2.300 |
2.750 |
- Tổng đàn dê |
Con |
3.471 |
4.160 |
4.805 |
- Tổng đàn ong |
Đàn |
3.366 |
5.680 |
6.125 |
- Tổng đàn gia cầm |
Con |
62.190 |
104.120 |
117.800 |
4.2/ Phát triển lâm nghiệp: Rừng huyện Mù Cang Chải thuộc vùng rừng đầu nguồn sông Đà, vì vậy cần khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là chủ yếu. Tăng cường trồng rừng đưa diện tích rừng trồng năm 2005: 14.170 ha và 20.820 ha vào năm 2010, bình quân mỗi năm trồng được 1.250 ha - 1.300 ha. Chú trọng phát triển cây Sơn Tra, Thảo quả trồng dưới tán rừng vừa là cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc vừa là cây mang lại hiệu quả kinh tế. Tổng diện tích đất có rừng năm 2005 đạt 48.300 ha đạt tỷ lệ tán che 40% và 67.450 ha vào năm 2010 đưa tỷ lệ tán che lên 56% trở lên.
4.3- Phát triển công nghiệp- xây dựng:
Tăng trưởng chung ngành công nghiệp xây dựng 10 năm 18,85%/năm (trong đó 2001-2005: 12,25%; 2006-2010: 25,75%)
a) Ngành công nghiệp:
Ngành công nghiệp cần tập trung vào công nghiệp chế biến nông lâm sản: Chế biến chè, gỗ, chế biến các loại dược liệu... và sửa chữa cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Đẩy mạnh ngành thủ công truyền thống: Dệt thổ cẩm, đồ mộc...Dự kiến tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp 10 năm (2001-2010) 16,5%/năm (trong đó 2001-2005: 15%; 2006-2010: 18%).
Một số sản phẩm chủ yếu
|
Đơn vị |
2000 |
2005 |
2010 |
- Điện phát ra |
Kw/h |
235.000 |
265.000 |
430.000 |
- Chè khô sơ chế |
Tấn |
19 |
310 |
830 |
- Dược liệu sơ chế |
Tấn |
65 |
75 |
86 |
- Nhựa thông sơ chế |
Tấn |
80 |
120 |
160 |
- Dệt vải dân tộc |
1.000 m |
28 |
40 |
70 |
- Xay sát lương thực |
Tấn |
2.605 |
5.400 |
8.500 |
- Gạch nung |
Tr.viên |
0,959 |
1,2 |
2,0 |
- Khai thác đá, cát, sỏi |
1.000 m3 |
5 |
15 |
35 |
b) Đầu tư xây dựng:
Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như dự án đề ra, dự kiến tổng đầu tư 10 năm (2001-2010) khoảng 450 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào phát triển một số cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như: Nâng cấp và xây dựng mới các công trình, đường giao thông quốc lộ 32, thuỷ lợi Nậm Có - Bản Lìm, thuỷ điện Nậm Kim, các cơ sở xã hội: trường học, y tế...Phấn đấu tăng trưởng ngành xây dựng bình quân 10 năm (2001-2010) đạt: 21,75% năm (trong đó 2001-2005: 14,55% năm và 2006-2010: 29,4%/năm).
4.4- Phát triển thương mại - dịch vụ:
- Tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ bình quân 10 năm: 14%/năm (trong đó 2001-2005: 13%; 2006-2010: 15%/năm)
- Tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống thương mại dịch vụ trên địa bàn như hệ thống chợ ở các trung tâm cụm xã và khu vực dân cư tập trung, khuyến khích các hộ hoạt động kinh doanh kết hợp với thu mua sản phẩm nông lâm sản cho nhân dân trong vùng. Thúc đẩy hoạt động của các hợp tác xã thương mại nhằm đáp ứng những mặt hàng chính sách cho nhân dân.
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu ngân sách cho địa phương, phấn đấu hàng năm tăng thu vượt từ 5 - 6%.
- Đẩy mạnh các hoạt động vận tải thông tin liên lạc, đảm bảo sự thông suốt về vận chuyển hàng hoá, hành khách và thông tin liên lạc giữa huyện với trung tâm tỉnh và cả nước đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Tuyến quốc lộ 32 được nâng cấp hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tạo ra một cơ hội phát triển các ngành dịch vụ du lịch. Dự kiến huyện Mù Cang Chải từng bước xây dựng làng bản văn hoá người Mông, phát triển rừng trồng dọc tuyến quốc lộ 32 thuộc các điểm ngã ba Kim, huyện lỵ... nghiên cứu điểm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá trên tuyến giao thông Hà Nội - Yên Bái - Lai Châu, mặt khác cần phát triển sản xuất các sản phẩm mang tính đặc sản: hàng thổ cẩm, sản phẩm chế biến từ táo mèo, gà đen, mật ong... phục vụ nhu cầu xã hội.
4.5- Phương hướng phát triển các lĩnh vực văn hoá xã hội:
- Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo đến năm 2010 huy động tối đa các cháu trong độ tuổi đến trường: Ngành học mầm non đạt 85-90%, tiểu học đạt đạt 85- 90%, trung học cơ sở đạt 75- 80%, trung học phổ thông đạt 50-60% và đối tượng thanh niên từ 15- 25 tuổi xoá mù chữ đạt 90- 95%. Giữ vững PCGDTH và đến 2007 đạt PCGDTH cơ sở.
- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, phát động phong trào vệ sinh an toàn thực phẩm, củng cố mạng lưới y tế thôn bản. Phấn đấu đến 2005 có 40% xã có bác sĩ năm 2010 có 60% số xã có bác sĩ. Mục tiêu đến năm 2010 giảm tỷ lệ bướu cổ/dân số xuống còn 12%; giảm tỷ lệ sốt rét/dân số 0, 96%. Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm phòng 6 loại vác xin đạt 95%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 20%. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình hạ tỷ lệ tăng dân số xuống 1,7% năm 2010.
- Phát triển văn hoá, thông tin: Phấn đấu đến năm 2010: 100% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh, 95% được phủ sóng truyền hình, nâng tỷ lệ hộ được xem truyền hình 50-60%, và 100% số hộ được nghe phát thanh với đủ 2 thứ tiếng phổ thông và địa phương.
- Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng nếp sống văn hoá mới, đẩy lùi tệ nạn xã hội giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Tạo nhiều việc làm cho người lao động tăng mức thu nhập bình quân/người lên trên 3 triệu đồng năm 2010 và giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 30% năm 2005 và 15% năm 2010 theo tiêu chí mới.
4.6- Phát triển cơ sở hạ tầng:
- Tập trung nâng cấp cải tạo một số tuyến đường: Quốc lộ 32 dài 77 km, 4 km đường nội huyện lỵ và Púng Luông, cấp phối 24 km đến các xã Nậm Có, Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Zế Xu Phình và Lao Chải. Nâng cấp 555 km đường liên xã thuộc 13 xã toàn huyện... đến 2010: 100% xã có đường ô tô đến được trung tâm xã. Xây dựng mới đường Nậm Khắt - Ngọc Chiến nối liền với Sơn La.
- Làm mới 6 cầu treo: Nậm Có, Khau Phạ, Púng Luông, Chế Cu Nha, Lao Chải và 2 đập dâng kết hợp với giao thông: Zế Xu Phình và Lao Chải...
- Tập trung cải tạo hệ thống thuỷ lợi hiện có, xây dựng mới 6 đập dâng: Púng Luông, Kim Nọi, Mồ Dề, Chế Tạo, Khau Mang, Lao Chải và Hồ Bốn...
- Tiếp tục đầu tư nối liền đường dây tải điện 35 kv từ Nghĩa Lộ đến ngã ba Kim và xây dựng trạm thuỷ điện Nậm Kim để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Riêng vùng sâu, vùng xa điện lưới không tới được thì cần đầu tư xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ.
Tập trung kiên cố hoá và xây dựng mới hệ thống trường lớp của huyện. Dự kiến đến năm 2010 toàn huyện sẽ có 2 trường cấp II, 15 trường cấp I +II, 2 trường cấp III đảm bảo đủ lớp học cho học sinh trên địa bàn huyện.
- Đầu tư xây dựng mới một cơ sở y tế và nâng cấp 5 cơ sở y tế xã đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Đầu tư cải tạo nâng cấp sân vận động huyện lỵ. Vận động phong trào rèn luyện thân thể vận động từ 8-9% dân số tham gia luyện tập thể dục thường xuyên nhằm nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng.
- Nâng mức hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 bình quân một người 1 năm được xem 5 lần biểu diễn văn hoá nghệ thuật trở lên. Xây dựng làng bản văn hoá, cơ quan đơn vị văn hoá.
4.7- Phát triển đô thị và nông thôn:
Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở trung tâm huyện lỵ, 3 trung tâm cụm xã Khau Mang, Púng Luông, Chế Tạo đầy đủ hệ thống điện, đường, trường, trạm, đặc biệt trung tâm Chế Tạo hiện chưa có đường ô tô đến được, cần tập trung đến năm 2005 phải hoàn thành các cơ sở vật chất, đồng thời tiến hành vận động đồng bào tập trung định canh định cư để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
4.8- Các dự án ưu tiên đầu tư:
- Nâng cấp quốc lộ 32 dài 77 km.
- Thuỷ điện Nậm Kim.
- Thuỷ lợi Nậm Có.
- Chương trình 135.
- Dự án WB.
- Hỗ trợ người nghèo.
- Chương trình văn hoá xã hội.
- Chương trình 5 triệu ha rừng.
VII- Giải pháp thực hiện quy hoạch
Để thực hiện được quy hoạch cần tập trung các nhóm giải pháp sau:
1/ Nhóm giải pháp chung:
1-1/ Giải pháp vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư 10 năm (2001- 2010): 450 tỷ đồng, bình quân 45 tỷ đồng/năm, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm 55%, nguồn vốn tín dụng đầu tư 15%, nguồn vốn trong dân đóng góp 10%, vốn nước ngoài và các nguồn khác 20%.
1-2/ Giải pháp về thị trường: Bên cạnh việc phát triển sản xuất thành hàng hoá và có chất lượng ngày một cao phải xúc tiến tìm kiếm thị trường trong tỉnh và trong nước thậm chí cả nước ngoài chú trọng một số sản phẩm mang tính đặc sản: Chè vùng cao, mật ong, dược liệu... và chế biến gỗ với hình thức mẫu mã đa dạng, đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường.
1-3/ Giải pháp nguồn nhân lực: Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp phát triển nông thôn.
1-4/ Giải pháp khoa học công nghệ, môi trường: Tăng cường nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhất là lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tăng cường đào tạo cán bộ địa phương có trình độ đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo điều hành, thực thi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà quy hoạch đề ra, tăng cường trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo vệ môi trương sinh thái.
1-5/ Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp đảng, chính quyền vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
2/ Nhóm giải pháp phát triển các ngành lĩnh vực kinh tế:
2.1/ Giải pháp phát triển nông lâm nghiệp.
+ Tập trung khai thác sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý. Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào đầu tư thâm canh đẩy nhanh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đáp ứng tại chỗ lương thực thực phẩm cho nhân dân trong huyện. Khai thác điều kiện tự nhiên, tăng cường phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm trở thành lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai. Gắn phát triển nông lâm nghiệp với việc hoàn thành công tác định canh định cư, xây dựng làng bản nông thôn mới và hoàn toàn xoá bỏ tái trồng cây thuốc phiện.
2.2/ Giải pháp phát triển ngành công nghiệp - xây dựng.
+ Khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống như: Rèn đúc, dệt vải thổ cẩm,... tiếp tục đầu tư vào một số cơ sở chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và nhỏ phù hợp với nguồn nguyên liệu của huyện để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Huy động, động viên mọi nguồn lực để đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến tổng đầu tư chiếm khoảng 30% tổng giá trị tăng thêm nền kinh tế. Mục tiêu hướng tới là từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá công nghiệp nông thôn
2.3/ Giải pháp phát triển ngành dịch vụ:
+ Củng cố hệ thống chợ trên địa bàn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại dịch vụ.
+ Tăng cường hoạt động của trung tâm khuyến nông khuyến lâm để thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển.
+ Đầu tư kiên cố hoá hệ thống trường lớp, cơ sở y tế, phát thanh và truyền hình... đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
ĐIỀU II: Ông Chánh văn phòng Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Mù Cang Chải, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan, căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI |
- TT Tỉnh uỷ (để báo cáo) - TT HĐND tỉnh (để báo cáo) - TT UBND tỉnh - Như Điều II (thực hiện) - Các phó ban HĐND - Các chuyên viên - Lưu HC-TH. |
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH |
|
Vũ Sửu |
KẾ HOẠCH KHÁC