Những ngày này đến với huyện vùng cao Mù Cang Chải đâu đâu cũng thấy cờ hoa đỏ rực rỡ trên địa các xã, thị trấn. Đặc biệt là tại khu vực trung tâm huyện và tuyến đường nhánh vào các cơ quan, đơn vị của huyện, đã tạo khí thế vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Vẻ đẹp thuần khiết của hoa Sơn tra
Ngày hội hoa Sơn tra và quảng bá văn hóa, du lịch năm 2023, huyện Mù Cang Chải sẽ tham gia các hoạt động để hưởng ứng như: Chương trình Nghệ thuật được tổ chức vào tối thứ 7, ngày 18/3/2023 tại Sân tiểu khuân viên Trung tâm huyện Mù Cang Chải. Tổ chức bay dù lượn tại đèo Cao Phạ được tổ chức từ ngày 17 - 19/3/2023. Cùng với đó là các hoạt động trải nghiệm gắn kết tour du lịch Ngọc Chiến, Mường La, Sa Pa, Lai Châu, Trạm Tấu, Văn Chấn với huyện Mù Cang Chải trải nghiệm ngắm rừng hoa Sơn tra cổ Lùng Cúng gắn với chinh phục đỉnh Lùng Cúng, xã Nậm Có, Rừng Sơn tra Háng Gàng, Hú Trù Lình, Trống Khua xã Lao Chải và Làng Sang, Pú Cang xã Nậm Khắt dọc tuyến tỉnh lộ 175b.
Thiếu nữ Mông tạo dáng bên cây Sơn tra cổ thụ
Ngoài các hoạt động hưởng ứng “Ngày hội hoa Sơn tra” huyện Mù Cang Chải cũng thành lập các đoàn, đội tham gia chưng bày gian hàng OCOP với tổng số 40 người với các nội dung: Thi giã bánh dày, thi các trò chơi dân gian, dân tộc (đánh tù lu, ném pa pao, đẩy gậy, bịt mắt đánh trống, chọi dê, tô sáp ong). Triển lãm ảnh đẹp Mù Cang Chải…
Hội thi giã bánh dày của Nhân dân Mù Cang Chải
Để góp phần vào thành công cho Ngày hội hoa Sơn tra, huyện Mù Cang Chải đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban tổ chức các ngày lễ lớn, nhiệm vụ của từng ngành, xây dựng kịch bản chi tiết, phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; công tác luyện tập, biểu diễn, việc kết nối giũa các đơn vị, sắp xếp phòng nghỉ, phương án ăn uống…đến nay công tác chuẩn bị đã thực hiện tốt, sẵn sàng trong Ngày hội diễn ra./.
Hồng Mỷ