Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.500m so với mặt biển. Trong đó trên 91% là dân tộc Mông còn lại là dân tộc khác. Sự đa dạng về dân tộc tạo nên cho Mù Cang Chải có một nền văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, đó là sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong toàn huyện. Mù Cang Chải có ruộng bậc thang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia thuộc 03 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình tổng số là 330ha. Khu bảo tồn loài, sinh vật cảnh thuộc xã Chế Tạo. Đến Yên Bái lên huyện vùng cao Mù Cang Chải du khách sẽ ngỡ ngàng trước cảnh núi non hùng vỹ trên dãy Hoàng Liên với những bản làng thanh bình dưới thung lũng xanh hay trên đèo Khau Phạ, bên những ruộng bậc thang nổi tiếng Tây Bắc. Văn hoá canh tác ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Mông ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình đã biến tên Mù Cang Chải (tức làng cây khô) thành đồi ruộng mùa màng tươi xanh sức sống cứ từng bậc, từng bậc vươn cao lên trời. Dưới bàn tay con người trải qua hàng nghìn năm những thửa ruộng bậc thang không chỉ phản ánh một phương thức canh tác độc đáo của tộc người mà còn ẩn chứa nhiều thông số về giá trị lịch sử, văn hoá.
Nói đến các danh thắng Quốc gia của cả nước nói chung không ai không nhắc đến Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào những mùa nước đổ, và mùa lúa chín trong năm. với những tác phẩm nổi tiếng như: Nẻo về, đường cong, sắc màu vùng cao v.v. Thung lũng Cao Phạ với biển mây bồng bềnh và những Ruộng bậc thang vút tận trời cao. Nhưng đã liệu ai có hỏi? những thửa ruộng, đường cong đó được bắt nguồn từ đâu? Ai là người làm ra chúng? và để bảo tồn được thì phải làm thế nào?
Còn riêng với cá nhân tôi là người con không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, nhưng tôi coi đây như là Quê hương thứ hai của mình. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những người vẫn hàng ngày âm thầm bên di sản, họ còn được mệnh danh là những nghệ sĩ chân đất, mà họ chưa bao giờ nhận được một lời cảm ơn, mà thậm chí họ còn không biết đây là di sản, di sản văn hóa tinh thần vô cùng to lớn. Họ vẫn cứ làm việc âm thầm bên những mảnh ruộng để tạo ra được cái ăn để đủ sống qua ngày, các bạn là người đến đây để ngắm những vẻ đẹp do bàn tay khối óc con người nơi đây tạo ra nhưng lại quên đi rằng việc xả rác ra xung quanh khu vực mình đứng làm xấu đi hình ảnh mĩ quan của Mù Cang Chải trong mắt du khách. Và cũng rất hoan nghênh tinh thần các bạn đi ngắm cảnh nhưng không quên mang theo rác của mình về nhà. Vậy để làm được điều đó. Chúng ta hãy chung tay góp phần bảo vệ nhưng di sản này bằng những việc làm thiết thực:
Bản thân không xả rác (như chai nước uống, khăn lau và bao nylon dùng xong cất lại trong túi và mang về bỏ thùng rác).
Động viên các bạn đi cùng nâng cao ý thức không xả rác tự giác nhặt rác của những ngườ đi trước, mỗi người một tay là cả nhóm nhặt được hết. Không đi lại dẫm chân vào lúa làm ảnh hưởng đến mỹ quan của ruộng.
Lại chuẩn bị đến mùa lễ hội năm nay, với chủ đề "Mù Cang Chải – Sóng lúa nhịp nhàng"
Dưới đây là lịch cụ thể:
1. Đánh quay, kéo co và đẩy gậy
- Thời gian: 8h00 phút ngày 17/9/2016
- Địa điểm: Sân Vận động huyện Mù Cang Chải
2. Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng”
- Thời gian: Từ ngày 17/9/2016 - 19/9/2016
- Khai mạc 9h30 phút ngày 18/9/2016
- Địa điểm: Khu vực đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải
3. Triển lãm ảnh “Mù Cang Chải - Sóng lúa nhịp nhàng”
- Thời gian: Từ ngày 16/9/2016 - 20/9/2016
- Địa điểm: Tại Trung tâm huyện Mù Cang Chải
4. Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Thê thao và Du lịch Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2016
- Thời gian: 20h00 phút ngày 18/9/2016
- Địa điểm: Sân Vận động Trung tâm huyện Mù Cang Chải
5. Phiên chợ vùng cao
- Thời gian: Từ ngày 17/9/2016- 25/9/2016
- Địa điểm: Đường trước cửa nhà trẻ, phòng Văn hóa & Thông tin
6. Hội chọi dê Mù Cang Chải năm 2016
- Thời gian: 14h00 phút ngày 19/9/2016
- Địa điểm: Sân Vận động Trung tâm huyện Mù Cang Chải
7. Tổ chức các hoạt động cho Du khách trải nghiệm Văn hóa truyền thống các xã
- Thời gian: Từ ngày 16/9/2016 - 20/9/2016
8. Chương trình chiếu phim, xe thư viện lưu động
- Thời gian: Từ ngày 17/9/2016 - 20/9/2016
- Địa điểm: Các xã trong huyện
9. Bịt mắt bắt lợn
- Thời gian: 8h00 phút ngày 24/9/2016
- Địa điểm: Sân Vận động Trung tâm huyện Mù Cang Chải
Mùa ấm no
Đường cong
Nốt nhạc quê hương
Đường về nhà