Đến với Huyện Mù Cang Chải ngoài vẻ đẹp hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang trên những lưng chừng núi, vẻ đẹp rực rỡ của hoa tớ dày, hoa tam giác mạch làm say đắm lòng bao du khách. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo và đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông trong đó nổi bật là nghệ thuật tạo hình trên nền trang phục được người Mông luôn lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Nếu như ruộng bậc thang là một công trình kỳ vĩ về sức sáng tạo thì những nét
văn hóa đặc sắc của người Mông như tô điểm làm đẹp cho con người nơi non cao đầy gian khó và vất vả này.
Để biết thêm về những nét thêu độc đáo đó chúng tôi đến gặp bà Vàng Thị Sông ở bản Thào Chua Chải xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải để tìm hiểu về những nét đẹp trong việc gìn giữ và thêu trang phục truyền thống của người Mông Huyện Mù cang Chải vào một ngày mùa thu tiết trời hơi se lạnh, hai bên đường lên nhà bà Sông là những thửa ruộng bậc thang đã bắt đầu ngả vàng, thoang thoảng trong gió hương thơm của lúa mới. Đón chúng tôi bà Sông nở nụ cười rất tươi thay cho lời chào, trò chuyện với bà chúng tôi được biết. Năm nay bà đã gần 60 tuổi nhưng ngày nào cũng vậy, tranh thủ những lúc nông nhàn bà thường thêu váy áo cho bà và con cháu trong gia đình. Theo bà, sự tài tình của người phụ nữ Mông chính là có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình từ nguyên liệu thiên nhiên là cây lanh và sợi tơ tằm. Ở vùng cao những gia đình có điều kiện mới nuôi tằm để lấy tơ, do điều kiện khí hậu khá lạnh và công để chăm bón nuôi tằm rất vất vả. Ở vùng cao Mù Cang Chải người Mông sử dụng cây lanh để làm ra một bộ trang phục truyền thống là một công việc hết sức vất vả, cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì của phụ nữ, việc này không phải học một sớm một chiều là có thể biết và làm ngay được mà phải trải qua một quá trình học tập, chỉ bảo lâu dài bền bỉ cũng như phải hêt sức kiên trì.
Theo bà Vàng Thị Sông ở bản Thào Chua Chải xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải nói “Để may được một bộ váy áo của người lớn hoàn chỉ thì phải thật sự chăm chỉ đấy, không chăm là không có váy áo để mặc cũng như đi hội đâu. Tôi vẫn thường bảo con cháu nhất là con gái là phải chịu khó học thêu thùa được như vậy mới có những bộ trang phục đẹp để mặc, dảnh tay lúc nào thì tranh thủ thêu dệt”
Cầm trên tay bộ váy áo Mông đã được bà Sông thêu, may hoàn chỉnh với những họa tiết cầu kỳ, đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế, chúng tôi hỏi tại sao người Mông chỉ trọn vải lanh chứ không phải các loại vải khác để may váy áo, trong khi ở chợ huyện có rất nhiều loại vải đẹp có thể lựa trọn thì được bà Sông cho biết. “Người Mông ưa chuộng vải lanh vì vải lanh có độ bền cao,mùa hè thì mát, mùa động giữ được ấm và điều quan trọng nhất, theo quan niệm của người Mông từ xa xưa rằng chỉ có mặc vải lanh và sợ tơ tằm khi may thành trang phục, mặc cho người đã khuất thì mới có thể đoàn tụ được tổ tiên, bởi vậy mà vải, sợi lanh luôn được người phụ nữ Mông trọn để thêu váy, áo”. Cũng theo lời bà Sông hàng năm cứ đến tháng 3 tháng 4 là bà con bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7 tháng 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch cây lanh được đem phơi nắng khoảng 1 tuần cho khô rồi mới tước sợi. Sau đó sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn và mang đi giặt cho mềm sợi lanh và dũ hết những vỏ cây tránh làm mốc sợi. Tiếp đến công đoạn luộc sợi lanh, luộc cho đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi cho khô. Rồi đến công đoạn dùng guồng chia sợi trước khi mắc vào khung cửu để dệt nên những tấm vải lanh bền đẹp. Cứ như vậy trải qua nhiều công đoạn khi đã có vải, người phụ nữ Mông kết hợp ba kỹ thuật: thêu, vẽ, chắp vải tạo nên những bộ trang phục. Phụ nữ Mông thêu hoa văn không cần mẫu, sợi chỉ dùng để thêu thường là sợi tơ tằm vừa to vừa bền lại giữ được màu. Đặc biệt, họ có cái nhìn khái quát, giàu óc tưởng tượng, hoàn toàn dựa vào trí nhớ để thêu hoa văn. Khi thêu, phụ nữ Mông thường tính toán tỷ mỉ từng đường kim mũi chỉ, kích thước trên toàn bộ hoa văn trong mảnh vải, vì thế khi dệt vải phụ nữ Mông đã tính đến khả năng sắp xếp các họa tiết hoa văn. Quá trình thêu hoa văn khá phức tạp, thêu ở mặt trái của tấm vải, nhưng hình mẫu lại nổi lên ở mặt phải, bởi vậy đòi hỏi người phụ nữ phải kiên trì, cẩn thận, nếu sơ ý nhầm một mũi kim, mũi thêu sẽ bị sai lệch. Chia sẻ về kinh nghiệm thêu dệt váy áo của mình bà Sông cho biết thêm (Để làm ra một bộ trang phục của mình không phải đơn giảm tuy nhiên khi việc thêu thùa khi đã trở nên điêu luyện thì không cần nhìn màu, không cần nhìn mẫu tôi vẫn thêu được những họa tiết theo ý muốn. Dù giờ tôi đã lớn tuổi nhưng vẫn tranh thủ thời gian rảnh để thêu váy áo cho mình cũng như cho con cháu, ngoài ra tôi cũng dạy cho con cháu cách thêu váy áo, cách trọn các hoa văn như kỹ năng thêu thế nào để tạo ra mẫu hoa văn đẹp nhất cũng như dạy chúng cách cắt may thành bộ váy áo hoàn chỉnh)
Đối với những cô gái Mông ngoài đức tính chăm chỉ chịu thương chịu khó thì sự khéo léo trong việc may vá thêu thùa cũng là một trong những tiêu chí mà các chàng trai Mông đánh giá cao và lựa trọn cô gái đó làm người bạn gắn bó cả cuộc đời. Bởi vậy người phụ nữ khi đã làm mẹ còn có nghĩa vụ dạy bảo con gái trồng lanh và thêu thổ cẩm, may thành những bộ trang phục để tới khi lấy chồng những bộ váy, áo đó sẽ được ví như của hồi môn của riêng mình mang đến nhà chồng, khi về nhà chồng, cô gái lại tiếp tục thêu dệt nhưng bộ váy áo đẹp nhất để tặng bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng, qua đó thể hiện tấm lòng hiểu thảo với bố mẹ hai bên. Vì thế trẻ em gái người Mông từ khi còn nhỏ đã được các bà các mẹ dạy và hướng dẫn cách thêu thùa may vá.
Theo em Giàng Thị Nụ ở bản Chế Tạo xã Chế Tạo huyện Mù Cang Chải đang học lớp 9 trường tiểu học & trung học cơ sở thị trấn mù Cang Chải, được mẹ dạy thêu thùa từ lúc lên 5, 6 tuổi, giờ đây dù đi học nhưng việc thêu thùa đối với em không có gì là khó khăn. Ngoài thời gian đi học trên lớp cũng như thời gian học thêm những lúc rảnh rỗi, những ngày nghỉ hè em vẫn tranh thủ thêu váy áo cho chính mình, ngắm nhìn những họa tiết hoa văn hình hoa hình xoắn ốc em đã thêu trên tấm vải lanh tôi không khỏi ngõ ngàng. Em Giàng Thị Nụ chia sẻ:
“Là một người con gái mông dù là bất kỳ ai cũng phải biết thêu váy áo vì thế mà em đã cố gắng học thêu, em đã tự thêu cho mình những bộ váy áo để mặc đi hội, em thấy trang phục của dân tộc mình rất đẹp em rất thích em sẽ cố gắng học thêu cho giỏi hơn nữa để sau này còn lưu truyền lại cho mai sau”
Trang phục người phụ nữ Mông là một trong những nét văn hóa truyền thống được người Mông lưu giữ từ đời nay qua đời khác, cho đến nay những người phụ nữ Mông vẫn và đang tiếp tục gìn giữ, dù là già hay trẻ ở bất cứ nơi đâu như trong phiên chợ đông đúc, hay cả những lúc đang đi trên đường, người phụ nữ Mông tay lúc nào cũng thoăn thoắt se lanh, nối sợi, hay thêu váy, thêu áo. Ngoài thêu những hoa tiết hoa văn nổi trên nền vải. Phụ nữ Mông còn dùng kỹ thuật in sáp, công cụ dùng vẽ mẫu in sáp là bút vẽ được làm bằng đồng, có nhiều loại dùng vẽ theo các đường có kích thước khác nhau. Khi vẽ xong đem vải đã in sáp ong nhuộm chàm, sau nhiều lần ngâm, nhuộm, vải đã có màu sẫm thì đem nhúng vào nước sôi, sáp ong sẽ chảy ra để lại những hoa văn màu xanh lơ. Hoạ tiết hoa văn trên nền trang phục Mông chủ yếu là các hoa văn hình học. Đó là những đường ngang, viền đậm dài hoặc gẫy góc, tạo ra các khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi được làm thủ công và mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên những năm trở lại đây cùng với sự phát triển của xã hội, hiện trên thị trường chị em phụ nữ Mông Mù Cang Chải có thể dễ dàng tìm mua cho mình những bộ trang phục may, thêu công nghiệp bán sẵn cũng như hoa văn họa tiết đã được in sẵn và giá bán lại dẻ hơn rất nhiều so với một bộ thêu thủ công. Mặc dù vậy mỗi người họ đều có một sự lựa trọn cho riêng mình. Chị Giàng Thị Máy bản Lao Chải xã Lao Chải huyện Mù Cang Chải cho biết thêm “Váy áo in sẵn bán ở chợ nhiều lắm cũng đẹp nhưng chỉ mặc chơi thôi chứ để mặc trong những dịp quan trọng như lễ tết cưới hỏi, tang lễ hay đi hội thì không mặc được đâu mà phải mặc váy áo mình tự tay thêu mới đẹp”.
Đối với việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đặc biệt là vấn đề may thêu thủ công các trang phục truyền thống trong khi những mặt hàng thổ cẩm công nghiệp không rõ xuất sứ nguồn ngốc đang tràn ngập trên thị trường huyện Mù Cang Chải cũng như ở các địa phương khác như hiện nay. Huyện Mù Cang Chải đã có Đề án Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mông nói chung, và việc thêu thổ cẩm nói riêng. Tuyên truyền vận động bà con, đặc biệt là các chị em phụ nữ thành lập những câu lặc bộ, tổ thêu dệt thổ cẩm. Điển hình như tổ thêu dệt thổ cẩm của chị em phụ nữ ở xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải, được thành lập từ năm 2009 với gần 30 hội viên, kinh nghiệm sẵn có về nghề thêu dệt thổ cẩm nên tổ thêu dệt của chị em xã Chế Cu Nha đến nay hoạt động khá hiệu qủa, sản phẩm của chị em phụ nữ trong xã làm ra luôn được bà con đánh giá cao. Trao đổi với chúng tôi về việc gìn giữ, phát huy nghề thêu dệt thổ cẩm trên địa bàn huyện.
Tâm sự của Bà Cứ Thị Nu - Phó trưởng Phòng Văn Hóa huyện Mù Cang Chải cho biết thêm “Thực Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII cũng như thực hiện sự chỉ đạo từ cấp trên trong việc gìn gữi và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những buổi tuyên truyền lưu động, phòng đã có kế hoạch cụ thể lồng ghép tuyên truyền vận động bà con giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyên thống tốt đẹp của dân tộc mình trong đó có nghề thêu dệt thổ cẩm qua đó cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức của bà con”.
Tin rằng từ những thực tế trên nhằm phát huy, gìn giữ những truyền thống văn hóa đặc sắc tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông. Đề án “ Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông gia đoạn 2013 -2015 định hướng đến năm 2020” của huyện Mù Cang Chải, đã và đang được triển khai sẽ có sức lan toả sâu rộng, góp phần quan trọng trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của bà con cũng như thế hệ trẻ người Mông trong việc giữ gìn phát huy những bản bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có việc thêu dệt trang phục truyền thống.
Thực hiện Giàng Rùa