Đến với bản Lùng Cúng trong những ngày đầu xuân, du khách sẽ được ngắm vẻ đẹp của các loài hoa như: đỗ quyên đỏ, hoa đào ta, hoa mận, hoa đào chuông cùng vẻ đẹp hoang sơ của những ngôi nhà cổ và sự thân thiện của người dân nơi đây. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu khán phá văn hóa của người Mông trong tương lai.
Những cành hoa đỗ quyên đua nhau khoe sắc.
Là một trong những thanh niên làm du lịch và hướng dẫn du khách đến các điểm đẹp của huyện Mù Cang Chải trong nhiều năm qua, những ngày đầu tháng 3 này anh Giàng A Súa Giám đốc hợp xã Màng Mủ đã trực tiếp đến khảo sát vẻ đẹp của bản Lùng Cúng để dẫn du khách đến thăm vẻ đẹp của các loài hoa nhất là hoa táo mèo “Sơn tra” vào cuối tháng 3 cũng như sự hoang sơ và những ngôi nhà cổ của bà con Nhân dân bản Lùng Cúng. Tạo điều kiện cho du khách được khám phá trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của bản làng và văn hóa vùng miền của người dân nơi đây. Anh Giàng A Súa - Giám đốc hợp tác xã Màng Mủ chia sẻ “Được biết năm nay huyện Mù Cang Chải sẽ tổ chức lễ hội Hoa táo mèo và bản thân tôi hiện cũng đang làm hướng dẫn viên, nên những ngày này tôi phải lên Lùng Cúng để khảo sát về các loài hoa, nhất là hoa táo mèo. Đặc biệt khi lên tới đây tôi mới thấy được vẻ hoang sơ của bản Lùng Cúng cùng vẻ đẹp của nhiều loài hoa đang đua nhau nở như mận, đào ta, đào chuông, đỗ quyên đỏ… cũng chính những vẻ đẹp và sự hoang sơ này trong tương lai tôi sẽ giới thiệu và đưa du khách lên khám phá bản Lùng Cúng”
A Súa giám đốc hợp tác xã Màng Mủ trek in hoa tại bản Lùng Cúng
Nằm ở độ cao trên 2000m so với mực nước biển, bản Lùng Cúng xã Nậm Có, có tổng diện tích 58,87km2 với trên 206 hộ dân và 1.241 nhân khẩu, đây là bản nằm cách trung tâm xã trên 20km, tiếp giáp với các huyện Văn Yên, Yên Bái và Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Để đến được với bản du khách phải chạy xe ôm theo hướng Tà Ghênh, Thào Xa Chải với khoảng thời gian hơn 1 tiếng đồng hồ. Bản Lùng Cúng vào mùa xuân được ví như thiên đường của các loài hoa, bởi người dân nơi đây không chỉ bảo vệ mà còn trồng và phát triển một số loài cây trở thành cây kinh tế như Táo mèo “Sơn Tra”, Mậm, Đào ta… cùng một số loài hoa đặc hữu vùng miền như; đỗ quyên đỏ, đào chuông và một số loài hoa khác. Không chỉ vậy đây còn là bản gìn giữ được những ngôi nhà truyền thống cổ kính với những tấm lợp mái bằng gỗ trăm năm tuổi. Ông Lù Dủ Vừ - bản Lùng Cúng xã Nậm có tâm sự. “Hiện nay tại bản còn khá ít ngôi nhà của chúng tôi được giữ nguyên vẹn như này, nên tôi và gia đình sẽ cố gắng gìn giữ cho thế hệ sau và nếu có điều kiện thì tôi và gia đình sẽ làm ngôi nhà khác để ở và lập mái bằng vật liệu khác cho đảm bảo. Đôi với ngôi nhà này tỗi sẽ giữ lại để con cháu sau này được biết và tìm hiểu về văn hóa của người Mông cũng như giới thiệu đến du khách”.
Những ngôi nhà cổ còn được người dân gìn giữ nguyên vẹn.
Không chỉ những ngôi nhà cổ kính mà bản Lùng Cúng còn hấp dẫn bởi những loài hoa và vẻ đẹp hoang sơ từ văn hóa đến con người nơi đây, nhưng tiềm năng lợi thế đó vẫn chưa được khai phá và những người dân nơi đây vẫn mong mỏi có các chính sách hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát huy thế mạnh để ngày một phát triển. Ông Thào Sú Rùa - bản Lùng Cúng, xã Nậm Có cho biết. “Bản thân tôi là người cao tuôi, tôi thấy bản Lúng Cúng của chúng tôi dù rất xa trung tâm nhưng có vẻ đẹp riêng của nó nhất là vào mùa xuân này thì có rất nhiều loài hoa đẹp và gìn giữ được sự nguyên sơ của bản. Vì vậy tôi mong muốn các cấp tạo điều kiện và quan tâm đến việc hưỡng dẫn, đào tạo giúp thế hệ trẻ của bản biết cách vận dụng thế mạnh của bản để phát triển du lịch thu hút du khách đến thăm quan tạo nguồn thu cho người dân, để người dân của bản được phát triển về mọi mặt như các bản vùng thấp”.
Hoa đào chuông đang nở rộ trên các cung đường, làng bản Lùng Cúng
Mặc dù nằm cách xa trung tâm xã nhưng bản Lùng Cúng được thiên nhiên ưu ái cho vị trí địa lý thuận lợi như một thung lũng trên cao và hệ sinh thái phong phú, khí hậu hài hòa thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như táo mèo, đào mốc, mậm hậu… cùng 1 số loài cây kinh tế khác. Cùng với đó bản làng còn giữ được sự hoang sơ từ văn hóa, đời sống đến thiên nhiên càng tạo cho bản Lùng Cúng có vẻ đẹp khác biệt với bên ngoài, ngoài ra từ bản Lùng Cúng leo lên đỉnh Lùng Cúng có độ cao 2.913m lại càng thuận lợi đã tạo cho bản Lùng Cúng có đủ các điều kiện và yếu tố phục vụ công tác phát triển du lịch trong tương lai. Từ những lợi thế trên những năm gần đây cấp ủy chính quyền địa phương đã huy động các nguồn xã hội hóa, bê tông tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại đến bản. Cùng với đó chỉ đạo các ngành đoàn thể hướng dẫn và vận động người dân gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa và một số loài hoa để thu hút du khách đến tham quan, tạo nguồn thu cho người dân. Ông Thào A Cu – Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Có cho biết thêm “Với lợi thế của bản Lùng Cúng, hiện nay xã đang tập trung thu hút và huy động các nguồn lực giúp bản phát triển theo hướng du lịch xanh, đặc biệt là đã chỉ đạo MTTQ và các ngành đoàn thể thường xuyên tham gia vận động bà con Nhân dân, phát triển các mô hình khinh tế gắn với du lịch và gìn giữ bản sắc văn hóa của bà con, trong đó chú trọng đến gìn giữ những ngôi nhà cổ, truyền thống của người Mông. Từ đó quảng bá và thúc đẩy các hoạt động du lịch, tạo nguồn thu cho Nhân dân trên địa bàn của bản”.
Hoa mận bản Lùng Cúng đang đua nhau khoe sắc.
Tin tưởng rằng với lợi thế và sự cố gắn của cấp ủy chính quyền cũng như người dân, tương lai không xa, bản Lùng Cúng sẽ là điểm đến thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tạo điều kiện và tiền đề cho Nhân dân của bản phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần vào xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch xanh, hài hòa, bản sắc và thân thiên.
A Lù