• Loading...
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
 

Thư viện hình ảnh

Lượt truy cập


Tục cưới xin của dân tộc Thái
Ngày xuất bản: 23/11/2015 2:53:08 SA


Cũng như các tộc người khác, người Thái coi việc lấy vợ gả chồng là việc quan trọng nhất của cả đời người. Cưới xin chỉ được tổ chức vào từ tháng 10 âm lịch đến tháng 2 năm năm sau. Nghĩa là cuối mùa thu sang mùa xuân; ít ai cưới hỏi vào những tháng oi bức, nóng nực. khi con gái đến tổ tuổi trưởng thành( từ 16 tuổi trở lên) là phải tập dệt vải, khâu va. Thêu thùa để rự mình dệt lấy chăn màn, đệm, gối, chuẩn bị đi nhà chồng. Trước khi đi nhà chồng chuẩn bị được càng nhiều chăn đệm càng tốt, vì khi đã lấy chồng là phải sinh con đẻ cái, bận bịu, không có thời gian để sắm sửa, khâu vá được nữa. Và khi đi nhà chồng (hôm cưới) là phải có quà biếu bố mẹ, ông bà, chú bác nhà chộng mỗi người một bộ chăn đệm , ít nhất là một chiếc gối. Đồng thời cũng là thước đo người con gái đó chăm chỉ hay biếng nhác. để đi đến lễ cưới chính thức phải qua mấy giai đoạn:

Dạm lời: Dạm lời rất đơn giản, gặp bất kể chỗ nào, ở đâu đều hỏi được miễn là nơi vắng người: “Ông (bà) ơi! Nghe đồn nhà Ông (bà) có con khướu hót hay lắm… nhà nấy, nhà nọ muốn muốn xin ông (bà) con khướu về để nó hót cho vui cửa, vui nhà” hay “nhà ông (bà) có bông hoa vừa đẹp lại vừa thơm, nhà bên ấy muốn xin về trồng cho sáng cửa thơm nhà được chăng”.

Dạm tiền: Trước đây người mai mối phải sang nhà gái đặt (gửi) hai đồng bạc trắng. Hẹn nếu 10 ngày nhà gái không trả lại và nhắn ông (bà) mai mối sang để bàn bạc thì coi như nhà gái đã nhất trí. Hai đồng bạc trắng đố thực chất là vật làm tin.

Lễ trầu cau: Sau khi dạm đặt tiền mà nhà gái nhận và nhắn ông (bà) mối sang bàn bạc, chọn ngày lành để làm lễ trầu cau. Ông (bà) về báo lại cho nhà trai phải chuẩn bị bao nhiêu trầu, bao nhiêu quả cau, bao nhiêu bánh thuốc lào, hẹn ngày,giờ thì đưa lễ sang nhà gái. Sang nhà gái hôm đó chỉ có chú rể tuong lai và ông (bà) mối, chàng rể phải mang một đôi gà (một trống, một mái), đôi chai rượu, 4 bát gạo nếp, túi trầu cau, thuốc lào.

 

Khi đến nhà gái thì người mẹ chào trước và đón lấy túi trầu cau đem vào bày lên mâm đồng; mời chú bác ngồi lại bên mâm trầu cau để nghe ông (bà) mối trình bày. “Đến với ông (bà), chú bác phương ngoại thấy lắm cửa nhiều nhà, là nơi đậu, trốn náu cho con cháu về sau. Nay xin bày xin tỏ, nhờ lộc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú bác đã sinh dưỡng được con cái đẹp như bông như hoa. Chúng đã lớn nhờ rau nhiều giỏ, nhờ cỏ nhiều vườn, biết rằng con cái ta đã lớn nhưng chưa có khôn, chưa tròn như nong, như nia con trai đã biết cần tiêu đi chơi khuống, vác khèn đi chơi sàn nơi gái trai hội tụ, mắt liếc mắt phải lòng, mắt nhìn mắt đẹp dạ, nói với nhau những lời hay, bày với nhau những câu lành. Chúng khấp khởi về  mách với chú, chúng vui mừng về thưa với cha mẹ. Cha mẹ ,chú bác mới mời mai đưa qua đến trao, nhờ mối đem quá gửi tới nơi bác bá, cha mẹ nhà ngoại đẻ cháu ta thành đôi như đôi đũa, có đôi có lứa đẻ đẹp lòng cha mẹ, chú bác muôn nhà. Phương nội chúng tôi xin có chút quà, chỉ có vài ngọn rau với dăm chén rượu nhạt gọi là, để tỏ chút lòng thành và mong cho chú bác, cha mẹ bên ngoại chung lòng che chở, vun đắp cho mối tình con cháu ta bền chặt, không lạt, không phai”.

Sau đó bố hoặc chú, bác của cô gái đáp từ và xin nhận quà của nhà trai sang gửi. làm thủ tục nhận quà xong thì người nhà gái ưng cả mâm đó lên bàn thờ tổ tiên. Lúc này ông (bà) mới ngồi uống nước, hút thuốc lào , trò chuyện với cha mẹ, chú bác nhà gái. Chàng rể mới thì đun nước mổ gà, cô gai (cô dâu) thì ngâm gạo nếp thổi xôi. Khi thịt gà và xôi chín thì sắp vào mâm rồi gọi ông chú hay bác cô gái đến bưng mâm đặt lên bàn thờ tổ tiên, khấn báo với tổ tiên con cháu trong nhà sắp đi lấy chồng và phục hộ cho đôi trẻ mãi hạnh phúc bên nhau. Và cũng từ giờ phút này, đôi trẻ được gọi bố mẹ hai bên là bố mẹ và được phép qua lại với nhau. Sau lễ này, nhà gái láy trầu cau ra gói, mỗi gói 4 lá trầu, 2 miếng cau, 2 mồi thuốc lào và 2 quyệt vôi (gói bằng lá chuối tươi, gói nhỏ bằng chiếc lá tràu to). Gói xong, nhà gái đưa đi phân pháp cho xóm giềng, họ hành gần xa của nhà gái. Gói trầu là “bức thông điệp” báo tin vui rằng con gái nhà này sắp đi lấy chồng…

Lễ hẹn: Gần giống như lễ trầu nhưng to hơn, bở là lễ đưa chàng rể đi ở rể nhà bố mẹ vợ. Và sau lế này vợ chồng được phép chung chăn chung gối với nhau. Lễ vật phải là con lợn chừng 20 đến 30 kg, gạo nếp từ 10 kg, rượu 10 lít, 2 con gà trống thiến, 1 đôi trống mái, 20 quả cau, 100 lá tràu. Người đưa lễ chỉ có ông (bà) mối với bà cô hay dì ruột của chàng trai; em ruột (hay em họ) của chàng rể mang lễ vật theo ông (bà) mối, chàng rể đến nhà gái.

Sáng sớm, nhà gái đã chuẩn bị sẵn sàng để đón, khi đám rước đến, người chú cô ruột thay mặt họ đón nhận lễ. nhận đủ rồi, chú ruột cô dâu lấy mâm đồng (nhôm) ra sắp trầu cau, thuốc lào, vài đồng bạc trắng rồi phủ vải (hay lụa) đỏ lên và đặt phía dướ bàn thờ tổ tiên. Các bạn gái của cô dâu lấy gạo nếp ra ngâm, chàng rể ngả và các em theo đưa lễ ngả lợn ra làm thịt sau khi cúng báo tổ tiên xong rồi bày mâm cỗ mời cha mẹ, chú bác, họ hàng nhà cô dâu cùng ngồi ăn uống. Trong lúc ăn uống họ cùng nhau bàn, thống nhất thời gian ở rể, định ngày cưới, lễ vật rước rể, đón dâu là bao nhiêu thống nhất với nhà gái rồi ông (bà) mối sẽ về báo với cha mẹ nhà trai để chuận bị.

Rước rể - tiễn rể: Sau khi làm lễ hẹn, thống nhất ngày, gờ, lẽ vật rước rể, cưới rồi thì tiến hành làm lễ rước rể đi ở rể (sống khượi). lễ rước rể không cần linh đình nhưng cũng phải đủ các thủ tục nhà gái yêu cầu. Bởi lễ này đưa chàng rể đi ở rể nhà bố mẹ vợ. Sau lễ 3 ngày hai vợ chồng trẻ phải đưa nhau về thăm bố mẹ chồng. Đến thăm nhà chồng đầu tiên con dâu phải có quà cho bố mẹ: bố chồng một bộ quần áo tự dệt nhuộn chàm đen, mẹ chồng một bộ vái áo, 2 sải vải khuýt (thổ cẩm) đều do tay cô dâu tự dệt. Ngày hôm đó nhà chồng cũng làm cơm mời cô dì, chú bác, anh em họ hàng gần đến ăn cơm mừng cô dâu đến thăm. Bố mẹ chồng cũng tặng quà cô dâu đôi vòng tay, một chiếc vòng cổ bằng bạc.

Đưa dâu - đón dâu: Các bước trong việc lấy vợ, gả chồng, đón dâu là lễ to và quan trọng nhất. Lễ này mới là lễ chính thức nên được gọi là lễ cưới. Lễ này được mời rộng rãi, tất cả con cháu, già trẻ, lớn bé họ hàng và cả bản, bạn bè gần xa đến dự. Lễ cưới của người thái thường tổ chức tại hai nhà trai và nhà gái. Nhà gái vào buổi trưa, nhà trai vào buổi chiều tối.

Chọn được ngày lành, giờ tốt, sáng sớm nhà trai đưa lễ vật sang nhà gái làm mâm cỗ xin dâu. Đi theo đám đón dâu phải có cô hay bà dì của chú rể thay mặt nhà trai để nhận dâu. Sau khi ông mối và nhà gái làm thủ tục với nhau và ăn cơm xong thì đám trai gái đón dâu gói gém đồ đặc của cô dâu thành từng cặp khiêng một, đúng giờ đã định tất cả cùng dậy chào ca mẹ, chú bác, anh em, họ hàng nhà cô dâu rồi đưa đồ đặc ra khỏi nhà, nhà cô dâu cũng cử ông cậu hay bà cô, bà dì thay mặt họ hàng tiễn con cháu đi nhà chồng. Người cô gái đi nhà chồng phải có đủ chăn, màn, gối, đệm nằm, và cha mẹ chia cho nồi niêu, bát đĩa, một con lợn nái, một đôi gà trống mái, một ít thóc, ngô, hạt bông, hạt chàm giống.

Ngày hôm sau, còn có bữa cơm trưa mời ông bà, chú bác nội ngoại của chú rể. Thực chất đây là bữa tổng kết lễ cưới. Trông bữa này cô con dâu mới đưa quà tặng ông bà, chú bác, cô dì nội ngoại và ông bà, cha mẹ, chú bác chồng cũng có quà tặng lại cô dâu. Sau 3 ngày cưới, chú rể đưa vợ lại mặt nhà ngoài và phải ngủ lại một đêm. 

Bản đồ huyện Mù Cang Chải

Thư viện Video

Chương Trình Phát Thanh 27.9.2023

chương trình phát thanh 26.9.2023

Chương trình phát thanh 25.9.2023