Từ sáng sớm 30 tháng chạp, nhà nhà lo chuẩn bị cho ngày tết năm mới. Đàn ông thì quyết tước nhà cửa, thay chân hương rửa ấn chén bàn thờ, trồng cây nêu, chặt mía thở, đàn bà thì chuẩn bị lá rong, vo gạo gói bánh chưng.
Tối 30 tết thì mổ một con gà trống để thờ cúng tổ tiên, một con (trống hay mái đều được) để thờ cúng ma bếp và thổ công. Sau khi thờ xong thì đem về trần lại nước cũ rồi bày mâm cúng ma bếp. Đêm 30 tết trẻ già đều thức suốt đêm để đón năm mới. Những ông già thường trải đệm ra gian có bàn thờ tổ tiên và lấy sách truyện thơ bằng chữ thái cổ ra đọc. Đàn bà thì vừa trông nồi bánh chưng vừa nghe đọc truyện, họ giao thừa đến sáng. Trước đây chưa có đồng hồ, họ lấy tiếng gà gáy sáng là giờ giao thừa. Đã từ lâu, người thái có tục mỗi khi giao thừa đến là phải bắn súng (súng kíp) để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến. Khi tiếng súng giao thừa dứt thì trai gái đua nhau xuống suối múc nước đàu năm mới. Người nào không đi lấy nước thì ở nhà vớt bánh chưng để đặt lên bàn thờ, nước vừa múc về thì bỏ vào siêu để đun pha chề thắp hương giao thừa. con lại bỏ vào bát to ngâm với chín thứ lá gai (đã chuẩn bị sẵn từ sáng hôm 30) đặt lên bàn thờ tổ tiên. Nước ngâm lá gai đó sáng mồng 1 thì ông chủ đen ra rửa mặt. Ngày xưa người thái ăn tết từ 30 đến rằm, nếu bản nào lớn, số hộ đông thì phân ra mỗi ngày 2 đến 4 hộ ăn tết; nhà nào ăn tết thì cả bản đến vui cùng; vừa ăn uống vừa ca hát suốt ngày đêm. Trong những ngày tết cả bản tổ chức các cuộc thi vui: Đánh trống chiêng, xoè múa, hát đối đáp, tung còn, đânhs yến; trẻ con thì đánh quay, đi cà kheo. Ngày tết Nguyên đán ngày vui nhất trong năm.
TIN KHÁC